Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng đều phải hướng đến hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một yêu cầu và đòi hỏi luôn luôn đặt ra cho mỗi doanh nghiệp nói chung và với Công ty Cổ phần Nhiệt Lạnh PDF nói riêng.
Công ty Cổ phần Nhiệt Lạnh PDF cần tạo sự chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng vốn, bắt đầu từ việc xác định chính xác nhu cầu vốn, từ đó xác định nguồn huy động hợp lí và cuối cùng là sử dụng vốn hiệu quả.
Qua phân tích nguồn vốn của công ty ta thấy nguồn vốn của công ty không lớn và có xu hướng giảm. Vốn hoạt động của công ty chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu (năm 2019: 68,77%; năm 2020: 72,9%). Điều này mặc dù khiến cho công ty có mức độ tự chủ tài chính cao nhưng lại chưa tận dụng được các khoản chiếm dụng vốn, không tận dụng được đòn bẩy tài chính để khuếch đại lợi nhuận của mình. Do đó công ty cần tổ chức đưa ra các phương hướng sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đưa ra một số chính sách tài chính để điều chỉnh tỷ lệ nguồn VCSH đối với khả năng huy động vốn của Công ty: Lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp. Thiết lập cân bằng tài chính hợp lý.
Công ty Cổ phần Nhiệt Lạnh PDF hoạt động kinh doanh với ngành nghề cung cấp thiết bị, lắp đặt và bán thiết bị điện lạnh, thị trường có diễn biến phức tạp, tuy có lợi thế là quay vòng vốn nhanh nhưng đòi hỏi một lượng
TSCĐ chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn so với các ngành khác. Năm 2020 đã cho thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng lên, hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm đi.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần chú trọng những công việc sau:
+ Công ty cần có chính sách huy động vốn hợp lý hơn, sử dụng triệt để nguồn vốn bên trong và huy động từ các nguồn bên ngoài với cơ cấu hợp lý, phụ thuộc vào tình hình tài chính và mục tiêu phát triển.
+ Công ty có thể huy động thêm vốn thông qua việc kêu gọi các cổ đông của mình đóng góp thêm hoặc kết nạp thêm các thành viên mới, huy động vốn từ nguồn này vừa giúp công ty có thêm vốn mà lại vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên đối với công việc của công ty.
+ Cân nhắc tăng tỷ trọng vay ngân hàng để tận dụng thêm được nguồn vốn từ bên ngoài kinh doanh, tận dụng đòn bẩy tài chính để khuếch đại doanh thu cũng như tạo áp lực cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên thì công ty cần phải có tiềm lực tài chính và phương án trả nợ hợp lý.
+ Công ty có thể cân nhắc huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết đối với công ty khác trong và ngoài nước. Khi liên doanh, liên kết công ty sẽ vận dụng được lượng vốn góp đồng thời sẽ chia bớt được rủi ro với cá bên đối tác khi hoạt động kinh doanh không đạt được hiệu quả như mong muốn.
+ Tận dụng những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng như lợi nhuận chưa phân phối, các khoản phải trả chưa đến hạn, các khoản chiếm dụng với chi phí thấp như chiếm dụng từ nhà cung cấp, khách hàng …
+ Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các khoản nợ tích lũy là các nguồn tài trợ miễn phí không cần trả lãi.
+ Công ty nên cân nhắc trích lập các quỹ dự phòng cần thiết. 3.2.2. Nâng cao quản trị dòng tiền.
(tốc độ tăng là 424,79%) tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn rất nhỏ (chỉ chiếm 4,89% trong TSNH). Điều này gây ra khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong thanh toán các giao dịch mua bán và thanh toán các khoản nợ. Do quản lý quỹ tiền mặt chưa tốt dẫn đến tình trạng có lúc căng thẳng về tiền mặt, có lúc quá nhiều tiền mặt trong quỹ gây lãng phí cơ hội của tiền. Nguyên nhân là công ty chưa có một chính sách, một mô hình cụ thể thực sự hiệu quả để quản lý quỹ tiền mặt của mình.
. Dưới đây là một số đề xuất nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của công ty:
-Thực hiện lập kế hoạch dòng tiền hàng tháng: Thông qua phân tích đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp, đánh giá khả năng sinh lời, khả năng tạo tiền, tình hình thanh toán của doanh nghiệp trong kỳ để nhận xét và rút ra diễn biến và quy luật thu cho tiền. Qua đó, lập kế hoạch dòng tiền để đảm bảo tình trạng tiền mặt luôn trong tầm kiểm soát.
-Kiểm soát tốc độ chu chuyển dòng tiền: Tiền của doanh nghiệp được vận động chuyển hóa trải qua các bước đó là mua hàng, tiêu thụ và thu tiền. Việc kiểm soát được tốc độ và thời gian chu chuyển của dòng tiền sẽ đưa ra được các biện pháp điều chỉnh tốc độ chu chuyển để đảm bảo cân đối được dòng tiền của doanh nghiệp.
-Xác định rõ các khoản nợ phải trả, phải nộp, dự báo nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt phù hợp với quy mô sản xuất kinh doan trong năm tới. Đồng thời, tăng cường công tác thu hồi nợ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Để làm tốt được điều này, công ty cần thực hiện tốt công tác quản lí hàng tồn kho, công tác quản lí chi phí, công tác tiêu thụ.
-Tận dụng tối đa các khoản phải trả, khoản chiếm dụng từ nhà cung cấp bằng cách không thanh toán sớm hơn yêu cầu.