Tình hình hiệu suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Nhiệt Lạnh PDF Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp (Trang 38 - 44)

Khi phân tích được tình hình hiệu suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho người quản trị thấy được sự so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra với kết quả kinh doanh thu được, từ đó có thể đánh giá được doanh nghiệp đang ở vị trí phát triển như thế nào có đạt được mục tiêu dự trù của doanh nghiệp hay không.

a. Hệ số hiệu suất hoạt động.

Các hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quản lý và khai thác mức độ hoạt động của các tài sản hiện có của doanh nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất hoạt động bao gồm các hệ số sau: + Số vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ và được xác định bằng công thức:

Số vòng quay hàng tồn kho = 𝐆𝐢á 𝐯ố𝐧 𝐡à𝐧𝐠 𝐛á𝐧

𝐇à𝐧𝐠 𝐭ồ𝐧 𝐤𝐡𝐨 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧

+ Kỳ luân chuyển hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình hàng tồn kho thực hiện được một vòng quay. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ càng tốt vì vật tư hàng hóa được luân chuyển nhanh, không bị ứ đọng, giúp quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và ngược lại.

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = 𝟑𝟔𝟎

𝐒ố 𝐯ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐡à𝐧𝐠 𝐭ồ𝐧 𝐤𝐡𝐨

+ Số vòng quay nợ phải thu là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng. Nó phản ánh mức độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào.

Số vòng quay nợ phải thu = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐛á𝐧 𝐡à𝐧𝐠

𝐒ố 𝐧ợ 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thể hiện khả năng thu hồi nợ nhanh, vốn bị chiếm dụng ít. Ngược lại, nếu số vòng quay các khoản phải thu nhỏ chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm, doanh nghiệp có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi.

+ Kỳ thu tiền trung bình:

Kỳ thu tiền trung bình = 𝟑𝟔𝟎

𝐒ố 𝐯ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐧ợ 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng hóa cho đến khi thu tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.

+ Số vòng quay vốn lưu động:

Số vòng quay vốn lưu động = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ 𝐒ố 𝐯ố𝐧 𝐥ư𝐮 độ𝐧𝐠 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Số vốn lưu động bình quân được xác định theo phương pháp bình quân số học, số vốn lưu động ở đầu và cuối các quý trong năm . Vòng quay vốn lưu động càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao.

+ Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = 𝐒ố 𝐧𝐠à𝐲 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ (𝟑𝟔𝟎 𝐧𝐠à𝐲) 𝐒ố 𝐯ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐯ố𝐧 𝐥ư𝐮 độ𝐧𝐠

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và ngược lại.

+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác:

Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ khai thác sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài

hạn khác

=

Doanh thu thuần trong kỳ

Vốn cố định và vốn dài hạn khác bình quân trong kỳ

+ Vòng quay tài sản (hay vòng quay toàn bộ vốn)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức sau:

Vòng quay tài sản =

Doanh thu thuần trong kỳ

Tổng tài sản hay vốn kinh doanh bình quân dùng trong kỳ

Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quả và có khả năng cần phải đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất. Nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy vốn được sử dụng chưa hiệu quả và là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có những tài sản bị ứ đọng hoặc hiệu suất hoạt động thấp

b. Hệ số hiệu quả hoạt động

Là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Hệ số hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

doanh thu (ROS) = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ

𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí

thì sẽ nâng cao được tỷ suất này. Bên cạnh đó, tỷ suất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, việc thay đổi ROS còn có thể do doanh nghiệp điều chỉnh thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.

+ Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng nguồn gốc của vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cách xác định như sau:

Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản

(BEP)

= 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐭𝐫ướ𝐜 𝐥ã𝐢 𝐯𝐚𝐲 𝐯à 𝐭𝐡𝐮ế 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 ( 𝐕ố𝐧 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧) Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Chỉ tiêu này đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn

kinh doanh

= 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐭𝐫ướ𝐜 𝐭𝐡𝐮ế

𝐕ố𝐧 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA). Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh

doanh (ROA)

= 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

𝐕ố𝐧 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ

Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Cách xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

(ROE)

= 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐬ử 𝐝ụ𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.

+ Thu nhập một cổ phần thường (EPS)

Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.

Thu nhập một cổ phần

thường (EPS) = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế−𝐂ổ 𝐭ứ𝐜 𝐭𝐫ả 𝐜𝐡𝐨 𝐜ổ đô𝐧𝐠 ư𝐮 đã𝐢

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐬ố 𝐜ổ 𝐩𝐡ầ𝐧 𝐭𝐡ườ𝐧𝐠 đ𝐚𝐧𝐠 𝐥ư𝐮 𝐡à𝐧𝐡 Hệ số EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác là một trong những mục tiêu mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn hướng tới.

Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số khả năng sinh lời (Mô hình phân tích DUPONT)

Muốn đánh giá trình độ quản trị chi phí, quản trị vốn, quản trị nguồn vốn tới mức sinh lời của chủ sở hữu, cần xem xét hệ thống chỉ tiêu để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ suất lợi nhuận trên VCSH.

Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

= 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐕ố𝐧 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ ROA =𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 x 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐕ố𝐧 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ Như vậy:

ROA = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn (1)

Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thế trên doanh thu và vòng quay toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Tren cơ sở đó người quản lý doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.

Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN sau thuế trên VCSH (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu có thể thiết lập từ các mối quan hệ sau:

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮 𝐬ủ 𝐝ụ𝐧𝐠 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ ROE = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐯ố𝐧 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 x 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐯ố𝐧 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮 Trong công thức trên, tỷ số:

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐯ố𝐧 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡

𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮 = 𝟏

𝟏−𝐇ệ 𝐬ố 𝐧ợ

Được gọi là hệ số vốn chủ sở hữu và thể hiện ra là nhân tố mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Từ đó:

ROE = ROA x 𝟏 𝟏−𝐇ệ 𝐬ố 𝐧ợ

Từ công thức số (1) ta có thể xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu bằng công thức sau: ROE = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 x 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐯ố𝐧 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 x 𝟏 𝟏−𝐇ệ 𝐬ố 𝐧ợ Như vậy

ROE= ROS x Vòng quay toàn bộ vốn x 𝟏 𝟏−𝐇ệ 𝐬ố 𝐧ợ

Qua công thức trên , cho thấy có 3 yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ đó là:

-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: phản ánh trình độ quản trị doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.

-Vòng quay toàn bộ vốn: Phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiêp.

-Hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Trên cơ sở nhận diện được các nhân tố sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tỷ suất lợi nhuận VCSH của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Nhiệt Lạnh PDF Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)