BẢNG 2.6. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ CỦA CÔNG TY NĂM 2019 – 2020.
Nguồn: Bảng KQHĐKD của công ty Cổ phần Nhiệt Lạnh PDF 2019-2020
Chỉ tiêu 2020 2019 Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 12.288.137.189 83,6% 12.577.963.821 83,08% (289.826.632) (2,3)% Chi phí bán hàng 292.315.890 1,99% 263.471.866 1,74% 28.844.024 10,95% Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.383.230.798 9,41% 1.433.606.299 9,47% (50.375.501) (3,51)% Chi phí tài chính 373.590.655 2,54% 436.866.181 2,89% (63.275.526) (14,48)% Trong đó: Chi phí lãi vay 361.862.016 2,46% 428.256.164 2,83% (66.394.148) (15,5)% Chi phí khác - 0% - 0% - 0% Tổng cộng 14.699.136.548 100% 15.140.164.331 100% (441.027.783) (2,91)%
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán giảm theo tỷ lệ thuận với tăng doanh thu, ở đây ta quan tâm đến tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu. Vào năm 2019, tỷ trọng giá vốn so với doanh thu là 84,97%, tuy nhiên vào năm 2020, tỷ lệ giá vốn đã tăng nhẹ là 85,09%. Năm 2020 giá vốn của công ty tăng lên, nguyên nhân là do vật giá nguyên liệu, vật liệu tăng. Nhưng tốc độ giảm của doanh thu lại lớn hơn tốc độ giảm của tổng giá vốn, khiến cho tỷ lệ giá vốn trên doanh thu tăng lên làm giảm lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Trong năm 2020 vì một số dự án của công ty có đặc thù khác so với năm trước, điều này đã khiến cho công ty phải điều chỉnh, thay đổi sử dụng các công cụ, dụng cụ, máy móc khác nhau để phù hợp với tính chất của dự án. Điều này làm giảm các chi phí phát sinh, lẫn chi phí đầu tư các thiết bị, công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu và mua sắm máy móc thiết bị mới. Giá vốn hàng bán giảm là do giảm chi phí mua của các nhà cung cấp, chi phí mua chiếm tỷ trọng lớn trong giá vốn hàng bán, nguyên nhân là do khi doanh thu giảm do yếu tố giảm sản lượng sản phẩm bán ra. Ngoài ra khâu nhập khẩu của công ty hiện tại diễn ra nhiều nhỏ lẻ, công ty chưa quyết đoán trong khâu nhập khẩu, khiến cho công việc nhập khẩu diễn ra nhiều hơn, làm tăng chi phí giá vốn. Điều quan trọng khác, kho bãi lưu trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp ở một khu vực khá xa, việc vận chuyển lại khó khăn, tiền thuê kho bãi cũng tăng lên khiến cho giá vốn phần nào cũng bị độn lên một khoản đáng kể.
Như vậy có thể thấy tỷ lệ chi phí giá vốn so với doanh thu thuần của công ty đang tăng dần lên một phần là do chi phí đầu vào từ bên người bán tăng lên, chi phí kho bãi cũng tăng và kế hoạch nhập khẩu hàng hóa chưa hợp lý. Công ty cần phải có những chính sách tốt hơn để giảm chi phí vận chuyển, chi phí đầu vào cũng như là cần xây dựng kế hoạch nhập khẩu hàng hóa được tốt hơn.
Chi phí bán hàng:
Nhìn bảng tổng hợp trên ta thấy chi phí bán hàng của Công ty năm 2020 là 292.315.890 đồng, tăng 28.844.024 đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ tăng 10,95%, nguyên nhân là do trong năm 2020 Công ty đã áp dụng thêm nhiều các chiến dịch để đẩy mạnh khâu bán hàng làm tăng các chi phí chi phí quảng cáo, công cụ dụng cụ, các khoản chi phí bán hàng khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2020 là 1.383.230.798 đồng, giảm 50.375.501 đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ giảm 3,51%. Nguyên nhân giảm có thể là trong năm hàng tồn kho của công ty giảm so với năm 2019, dẫn đến chi phí quản lý hàng tồn giảm, ngoài ra doanh nghiệp đã có kế hoạch thắt chặt chi phí quản lý hợp lý. Doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì và đặt ra các biện pháp để quản lý chi phí chặt chẽ hơn để giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp, nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Chi phí tài chính
Ta thấy chi phí tài chính của Công ty trong 2 năm đều đạt tỷ trọng nhỏ so với doanh thu thuần. Trong năm 2020, chi phí tài chính là 373.590.655 đồng chiếm tỷ trọng 2,59% doanh thu, đã giảm đi 63.275.526 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 14,48% so với năm 2019.
Qua bảng tổng hợp, ta thấy chi phí tài chính của công ty vẫn giữ ở mức tỷ trọng ổn định trên tổng doanh thu, không có nhiều biến động. Tỷ trọng của chi phí tài chính của doanh nghiệp lại khá nhỏ so với tổng chi phí. Tuy nhiên xét ở các khoản vay (dư nợ vay) của Công ty vẫn còn cao trong tỷ trọng nợ phải trả, Công ty cần cân đối hợp lý về tỷ lệ nợ vay trong tổng nguồn vốn để tận dụng được đòn bẩy tài chính hợp lý cho doanh nghiệp để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.