Tình hình quy mô và cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Nhiệt Lạnh PDF Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp (Trang 27 - 29)

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều loại, để phục vụ cho yêu cầu quản lý, sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả người ta thường phân loại vốn kinh doanh như sau:

Căn cứ theo kết quả của hoạt động đầu tư thì vốn kinh doanh được chia thành vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản tài chính.

Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động: là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoản phải thu, các loại tài sản lưu động khác của doanh nghiệp.

Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản cố định: là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản cố định hữu hình và vô hình, như nhà xưởng, máy móc thiết

bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, các khoản chi phí mua bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm độc quyền, giá trị lợi thế về vị trí địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp…

Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính: là số vốn doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư hoặc các giấy tờ có giá khác.

Theo đặc điểm luân chuyển của vốn thì vốn kinh doanh được chia thành vốn cố định và vốn lưu động.

Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua sắm các tài sản cố định sử dụng trong kinh doanh. Là số vốn tiền tệ ứng trước để mua sắm và xây dựng tài sản cố định nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô, năng lực và trình độ kỹ thuật của tài sản cố định. Ngược lại, các đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định sẽ chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định.

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước dùng để mua sắm, hình thành các tài sản lưu động dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nguyên nhiên vật liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán.

Chỉ tiêu phân tích: khi phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp xem xét quy mô tài sản, cơ cấu tài sản thông qua:

- Các loại tài sản trên bảng cân đối kế toán. - Tỷ trọng của từng loại tài sản:

Tỷ trọng từng loại tài sản =

Giá trị từng loại tài sản

× 100% Tổng giá trị tài sản

Khi xem xét cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoản mục cụ thể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tài

sản. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để tư đó có giải pháp cụ thể. Khi đánh giá tình hình vốn của doanh nghiệp ta cần chú ý một số chỉ số sau:

Hệ số cơ cấu về tài sản

- Là hệ số phản ánh mức độ đầu tư của doanh nghiệp vào từng loại tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

+ Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn :

Tỷ lệ đầu tư vào TSNH = Tài sản ngắn hạn

Tổng tài sản

Ý nghĩa: phản ánh khi doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên tài sản ngắn hạn.

+ Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn:

Tỷ lệ đầu tư vào TSDH = Tài sản dài hạn

Tổng tài sản

Ý nghĩa: phản ánh một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên tài sản dài hạn. Đồng thời tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn còn phản ảnh quy mô tham gia thị trường bất động sản của doanh nghiệp ở từng thời kì.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI Tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Nhiệt Lạnh PDF Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)