Kiến nghị với Côngty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU - CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH VINCOM RETAIL MIỀN BẮC (Trang 134 - 139)

6. Ket cấu của luận văn

3.3.2. Kiến nghị với Côngty

Để thực hiện hiệu quả các giải pháp hoàn thiện KSNB, các CBLĐ và các nhân viên chủ chốt cần được đào tạo về KSNB bằng các chương trình đào tạo ngắn

117

hạn về KSNB và được cấp chứng chỉ ngoài các chứng chỉ về quản trị doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần hiểu rõ được KSNB để đánh giá đúng thực trạng KSNB của công ty đồng thời nhận thấy việc hoàn thiện KSNB là tất yếu và thường xuyên. Ngoài năng lực, kiến thức về KSNB, những người lãnh đạo cần phải có sự quyết tâm, làm tới cùng.

Công ty nên tiến hành đánh giá kiểm soát nội bộ hàng năm nhằm mục đích đưa ra các công bố công khai về KSNB từ đó đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh quan trọng của KSNB trong năm đã được xem xét đến ngày công bố công khai.

Công ty cần khuyến khích các phát hiện và báo cáo các bất cập trong quy trình cũng như các sự vụ bất thường phát sinh trong quá trình thực hiện công việc nhằm điều chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần hướng dẫn cho nhân viên của mình hiểu được về KSNB để tránh thái độ e ngại và phản ứng tiêu cực khi nghe đến “kiểm tra, kiểm soát”. Khi thay đổi những quy định kiểm soát thì cần có sự phân tích, thuyết phục nhân viên trên cơ sở lợi ích của nhân viên mới đến lợi ích của doanh nghiệp.

Nhà quản lý cần quản lý bằng quy chế và giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế. Tuy nhiên để những hoạt động kiểm soát được quy định trong quy chế được thực hiện triệt để, nghiêm túc cần phải có sự giám sát của các bộ phận chức năng. Ngoài ra, nếu những quy định trong quy chế chưa phù hợp thì phải hoàn thiện, sửa đổi và ban hành các quy chế mới.

Cuối cùng, nhà quản trị DN cần nhận thấy rằng mục tiêu của KSNB đều nằm trong mục tiêu của quản trị doanh nghiệp. Việc xây dựng và triển khai hoạt động KSNB cần được xem xét trong mối quan hệ với kế hoạch và mục tiêu của công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoàn thiện KSNB là điều tất yếu giúp doanh nghiệp phát triển một cách ổn định và bền vững. Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích thực trạng KSNB tại công ty TNHH Vincom Retail miền Bắc ở chương II kết hợp với cơ sở lý luận ở chương I, chương III đề cập đến những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để xây dựng và hoàn

118

thiện KSNB doanh thu - chi phí tại công ty. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSNB doanh thu - chi phí như giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và trao đổi thông tin, quy trình đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát doanh thu - chi phí, giám sát các hoạt động kiểm soát và một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước, với công ty nhằm thúc đẩy công tác hoàn thiện KSNB doanh thu - chi phí tại công ty.

119

KẾT LUẬN CHUNG

Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường bán lẻ, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ phải liên tục thay đổi để bắt kịp xu hướng; các dự án bất động sản bán lẻ vì vậy cũng cần phải thích ứng để không bị đào thải trong thị trường cực kỳ tiềm năng nhưng cũng đầy cạnh tranh. Vincom là thương hiệu có tên tuổi trong lĩnh vực BĐS bán lẻ với hàng loạt các TTTM khai trương trên cả nước, nhưng Vincom Retail vẫn phải đối mặt với những biến động, khó khăn và rủi ro chung của thị trường. Để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý là điều cần thiết với công ty. Một trong những công cụ quản lý có thể giúp công ty giải quyết các vấn đề đặt ra đó là hoạt động KSNB. Có thể nói KSNB có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đặt ra, ngăn ngừa, hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro đối với doanh nghiệp. Với mục đích nghiên cứu, hoàn thiện KSNB doanh thu - chi phí tại công ty TNHH Vincom Retail Miền Bắc, luận văn đã đạt được một số kết quả cụ thể sau:

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về KSNB, và làm rõ những đặc điểm cơ bản của KSNB doanh thu - chi phí trong doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, tác giả đi vào tìm hiểu thực trạng KSNB doanh thu - chi phí tại công ty TNHH Vincom Retail Miền Bắc, thông qua các bộ phận cấu thành của KSNB: Môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và trao đổi thông tin, hoạt động kiểm soát, giám sát các kiểm soát... Từ đó phân tích, đánh giá rút ra những ưu điểm và hạn chế mà công ty cần khắc phục và hoàn thiện nhằm đảm bảo mục tiêu của KSNB cũng như mục tiêu chung của công ty. Bên cạnh những hạn chế còn tồn tại, luận văn đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong việc thiết kế và vận hành KSNB doanh thu - chi phí tại công ty, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

Nhằm định hướng cho các nội dung hoàn thiện, luận văn đã nêu ra yêu cầu và nguyên tắc cần tuân thủ khi hoàn thiện KSNB tại công ty và đề xuất các giải pháp

120

hoàn thiện cụ thể KSNB doanh thu - chi phí theo từng yếu tố cấu thành. Những giải pháp này được xây dựng trên cơ sở phân tích thực tế và định hướng phát triển của công ty, có giá trị ứng dụng trong dài hạn. Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước và với bản thân công ty nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BĐS bán lẻ nói chung và hoạt động KSNB doanh thu - chi phí nói riêng.

Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, do nhiều điều kiện hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp, các nhà quản lý tại Công ty TNHH Vincom Retail Miền Bắc để luận văn được hoàn thiện hơn, có giá trị lý luận và thực tiễn cao hơn.

121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thúy Anh (2017), Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây

dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

2. Phạm Đức Bình (2014), “Hệ thống kiểm soát nội bộ thu chi tài chính - Thực nghiệm tại trường Đại học Hải Dương”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, (202). 3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

4. Bùi Thị Minh Hải (2012), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

5. Nguyễn Viết Lợi, Đậu Ngọc Châu (2013), Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài Chính, Hà Nội.

6. Đinh Hoài Nam (2016), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trong tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài Chính, Hà Nội.

7. Phạm Thị Bích Thu (2017), “Ảnh hưởng của môi trường kiểm soát đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp bia - rượu - nước giải khát Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, (242).

8. Nguyễn Thanh Thủy (2017), Giải pháp hoàn thiện hệ thống Kiểm soát nội bộ của

Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

9. Chu Thị Thu Thủy (2016), Tổ chức kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất với việc nâng cao hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

122

10. Bùi Thị Tĩnh (2017), “Kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế toán, (12), 24-29.

11. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/ban-ve-kiem- soat-noi-bo-va-hieu- qua-hoat-dong-cua-cac-doanh-nghiep-138421.html. 12. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/he-thong-kiem-

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU - CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH VINCOM RETAIL MIỀN BẮC (Trang 134 - 139)