Quy trình đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU - CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH VINCOM RETAIL MIỀN BẮC (Trang 25 - 26)

6. Ket cấu của luận văn

1.2.2. Quy trình đánh giá rủi ro

Quy trình đánh giá rủi ro là các hoạt động nhân diện, đánh giá các rủi ro kinh doanh, từ đó quyết định các hành động thích hợp nhằm đối phó với các rủi ro đó và là cơ sở để Ban giám đốc xác định các rủi ro cần được quản lý.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rất nhiều rủi ro do các nguyên nhân như: nguồn nhân lực không đảm bảo chất lượng, nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường, công nghệ sản xuất thay đổi, biến động kinh tế thị trường.. .Vì vậy, việc đánh giá rủi ro vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Mục tiêu của đơn vị gồm hai cấp độ chính:

Mục tiêu toàn đơn vị: mục tiêu chung của đơn vị được thể hiện trong chiến lược tổng thể, dựa vào đó đơn vị sẽ có những cách để phân bổ và xác định mức độ ưu tiên các nguồn lực nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu. Mục tiêu chung phải gắn liền với từng hoạt động trong tổ chức.

Mục tiêu từng bộ phận: đây là mục tiêu chi tiết, cụ thể ở từng phòng ban, từng hoạt động khác nhau trong đơn vị. Mục tiêu của bộ phận phải nhất quán gắn liền với mục tiêu chung của đơn vị.

Dù ở mức độ đơn vị hay mức độ bộ phận thì KSNB luôn được thiết lập nhằm cung cấp sự bảo đảm hợp lý để đạt được các mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC và mục tiêu tuân thủ. Đơn vị sau khi xác định được mục tiêu của mình, cần tiến hành nhận dạng và phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro là yếu tố quan trọng nâng cao tính hiệu lực cho KSNB. Quy trình đánh giá rủi ro gồm các bước:

(i) Nhận diện rủi ro: Cả nhân tố bên trong đơn vị (Ban giám đốc, đội ngũ CNBV, cơ sở vật chất.) và nhân tố bên ngoài đơn vị (Các chính sách, quy định quy chế của nhà nước, nhân tố văn hóa, khoa học công nghệ, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh.) đều là nguyên nhân khiến doanh nghiệp gặp rủi ro trong quá trình hoạt động. Tùy thuộc vào đặc thù và thực tế hoạt động mà đơn vị sẽ có những cách khác nhau để xác định các nhân tố làm tăng khả năng xảy ra rủi ro cho mình. Hơn nữa, với sự vận động và phát triển không ngừng của nội tại hoạt động doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế, của tiến bộ khoa học công nghệ, môi

17

trường pháp lý thì việc nhân diện rủi ro của đơn vị cũng phải được tiền hành liên tục và đều đặn.

(ii) Ước tính mức độ và tầm quan trọng của rủi ro; (iii) Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro: Quá trình nhận diện rủi ro nếu không đi liền với việc ước tính mức độ và khả năng xảy ra của các rủi ro thì đơn vị sẽ không thể đưa ra được các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả và kịp thời. Bởi không phải tất cả các trường hợp được nhận định có rủi ro đều được đơn vị xử lý, căn cứ vào nguồn chi phí đơn vị giành cho hoạt động KSNB và kết quả của việc đánh giá mức độ và khả năng xảy ra rủi ro để đưa ra (iv) Các hoạt động kiểm soát cần thiết, phù hợp, kịp thời và hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức có thể chấp nhận được.

“Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị hình thành nên cơ sở để Ban Giám đốc xác định các rủi ro cần được quản lý. Một quy trình đánh giá rủi ro phù hợp với hoàn cảnh, bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của đơn vị có thể giúp kiểm toán viên phát hiện các rủi ro có sai sót trọng yếu. Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị có phù hợp hay không”, theo VSA số 315

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ DOANH THU - CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH VINCOM RETAIL MIỀN BẮC (Trang 25 - 26)