6. Ket cấu của luận văn
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
Một là, chỉ đạo và ban hành các chính sách tạo điều kiện cho thị trường BĐS cụ thể là hoạt động BĐS bán lẻ phát triển ổn định, bền vững, lành mạnh. Nhà nước cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của thị trường bất động sản trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển để từ đó có cơ chế quản lý thị trường BĐS và ban hành chính sách liên quan đến thị trường một cách cẩn trọng, phù hợp.
Hai là, các chính sách ban hành liên quan đến lĩnh vực BĐS đầu tư cần xem xét trong mối tương quan giữa ngành BĐS bán lẻ và ngành bán lẻ. BĐS đầu tư mà cụ thể là hoạt động cho thuê mặt bằng TTTM là một trong các nhân tố chính tác động đến thị trường bán lẻ Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang đứng trước nguy cơ bị lép vế bởi các thương hiệu nước ngoài 7-eleven, Circle K, Shop&Co,... Các chính sách tạo điều kiện cho hoạt động ngành BĐS đầu tư cũng chính là biện pháp bảo vệ và thúc đẩy cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Ba là, xây dựng và phổ biến các quy định liên quan tới KSNB cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, các tổ chức đào tạo chuyên sâu về KSNB tại Việt Nam còn chưa phổ biến, Bộ tài chính cần khuyến khích sự phát triển của KSNB bằng việc tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn, hội thảo với đội ngũ quản lý các doanh nghiệp. Để doanh nghiệp nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của KSNB trong hoạt động kinh doanh của công ty.