6. Ket cấu của luận văn
3.2.5. Hoàn thiện giám sát các kiểm soát
Hoạt động giám sát các kiểm soát cũng cần được hoàn thiện bằng việc quy định đầy đủ và cụ thể hơn về các hoạt động giám sát. Kết hợp việc giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ nhằm phát hiện và xử lý thời các sai phạm.
Đồng thời, khuyến khích CBNV những người trực tiếp thực hiện các quy định quy trình nên ý kiến về các bất cập trong quy chế nội bộ của công ty, đồng thời cũng cần đánh giá định kỳ hoạt động kiểm soát để xác định những hoạt động kiểm soát nào cần tiếp tục và nên làm mới lại những hoạt động này khi cần thiết.
Tổ chức bộ phận KTNB cũng là giải pháp tăng cường hoạt động giám sát chung của công ty cũng như hoạt động kiểm soát doanh thu, chi phí tại công ty. Có bộ phận KTNB, doanh nghiệp như có thêm một bộ lọc rủi ro. Bộ phận KTNB không còn giới hạn ở công tác kiểm tra BCTC mà thêm vào đó là công tác kiểm toán tính hiệu quả, tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn cho nhà quản lý hoàn thiện hệ thống KSNB. KTNB đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp, là một quan sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của công ty. KTNB chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban giám đốc về kiểm soát rủi ro. KTNB giúp doanh nghiệp cải tiến những điểm yếu từ hệ thống
116
quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban trong bộ máy kinh doanh, KTNB sẽ đưa ra những lời tư vấn giúp công ty hoạt động năng suất và hiệu quả hơn. Thực tế đã cho thấy, các công ty có bộ phận KTNB hoạt động hiệu quả thì khả năng gian lận thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn.