Quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện Trung tâm

Một phần của tài liệu sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện trung tâm hà nội . thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)

Tiền thân của Bưu điện Trung tâm – Bưu điện Thành phố Hà Nội (BĐHN) là một phần quan trọng của Bưu điện tỉnh Hà Tây cũ bao gồm Bưu điện quận Hà Đông và các Bưu điện huyện Chương Mỹ, Bưu điện huyện Thanh Oai, Bưu điện huyện Ứng Hoà và Bưu điện huyện Mỹ Đức cũ. Bưu điện Trung tâm là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc - thành viên của BĐHN thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam theo quyết định số 910/QĐ-BCVN ngày 31/12/2009 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.

Quá trình phát triển từ công cuộc đổi mới, thực hiện các chiến lược tăng tốc đến nay:

Trong công cuộc đổi mới và thực hiện chiến lược tăng tốc (1986-2000): Năm 1986, Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới. Năm 1993, Ngành vạch ra kế hoạch tăng tốc độ phát triển. Đây là một cơ hội to lớn đối với Ngành và cả Bưu điện thành phố nhưng đây cũng là một thử thách để Bưu điện thành phố vượt lên chính mình, dứt bỏ tư duy cũ lạc hậu, khẳng định truyền thống và vị trí của mình trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoạt động trên một địa bàn có nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chậm, thuân nhập của dân cư thấp, Bưu điện Trung tâm mà tiền thân là Bưu điện Hà Tây cũ còn phải giải quyết những khó khăn, trở ngại tồn đọng do cơ sở vật chất của đơn vị yếu kém, nguồn nhân lực tài chính hạn hẹp. Song không vì khó khăn mà nản lòng, không vì yếu kém mà nhụt chí, toàn ngành đã đoàn kết, vững bước tìm ra các giải pháp, khắc phục khó khăn, đẩy nhanh

tốc độ phát triển, từng bước hiện đại hoá mạng lưới bưu chính viễn thông, tăng doanh thu, hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu, kế hoạch được giao.

Năm 2000 đến nay:

Là giai đoạn nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ trong lĩnh vực viễn thông – di động như nhiều mạng viễn thông mới ra đời và phát triển nhanh chóng mà còn cả trong lĩnh vực bưu chính truyền thống. Thêm vào đó về mặt cơ cấu tổ chức có nhiều biến động như chia tách Bưu chính - viễn thông, sáp nhập địa giới hành chính Hà Nội và Hà Tây, thay đổi về mô hình tổ chức, quản lý… làm cho cán bộ công nhân viên lao động nao núng tinh thần, ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả công việc… Nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn và quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên, đơn vị đã phấn đấu và hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo cấp trên cụ thể như:

Về lĩnh vực Bưu chính: Đơn vị đã xây dựng thêm được nhiều điểm Bưu điện văn hoá xã (100% số xã có điểm Bưu điện Văn hoá xã) đưa dịch vụ Bưu chính - Viễn thông và đặc biệt là sách, báo chí, internet… đến gần hơn và phục vụ nhân dân được nhanh hơn. 100% số xã có báo chí trong ngày. Bên cạnh các dịch vụ Bưu chính truyền thống, ngành cũng đã mở rộng thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của nhân dân và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế của xã hội như dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển tiền, phát hành thu tiền, tiết kiệm Bưu điện, dịch vụ thu hộ tài chính bưu chính, đại lý bán bảo hiểm Bưu điện, bán thẻ viễn thông các loại,…

Về lĩnh vực Viễn thông: Đơn vị đã đầu tư xây dựng mạng lưới cáp điện thoại đến hầu hết các xã, phường đảm bảo 100% xã phường có phương tiện thông tin liên lạc, nâng tỷ lệ máy điện thoại lên 15 máy/100 dân vào năm 2006. Đơn vị cũng đã đầu tư lắp đặt thêm các trạm phát sóng, tổng đài điện thoại di động đảm bảo phủ sóng đến hầu hết các xã trong toàn tỉnh, nâng cấp

đường truyền từ cáp đồng trục lên thành cáp quang. Phát triển các dịch vụ mới như dịch vụ internet tốc độ cao, điện thoại không dây cố định, dịch vụ truyền hình MyTV,… đảm bảo phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.

Ghi nhận những thành tích to lớn đó, Bưu điện Trung tâm mà tiền thân là Bưu điện Hà Tây (cũ) trong hơn nửa thế kỷ qua, Đảng, Nhà nước và Ngành đã trao tặng cho đơn vị và nhiều cá nhân nhiều phần thưởng cao quý. Trong sự nghiệp kháng chiến Bưu điện Hà Tây (cũ) được tặng thưởng 353 huân, huy chương các loại, trong đó 2 Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, 16 Huân chương Kháng chiến hạng Ba, 191 Huy chương Kháng chiến. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, tập thể và cá nhân trong đơn vị cũng được nhận hàng trăm huân, huy chương cùng nhiều bằng khen, trong đó có 01 Huân chương Lao động hạng Nhì, 9 Huân chương Lao động hạng Ba, 6 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Có 490 cán bộ công nhân viên được khen thưởng Huy chương “Vì sự nghiệp Bưu điện Việt Nam”…

Một phần của tài liệu sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện trung tâm hà nội . thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)