II Lao động sản xuất 171 83,01%
5. Tổ xe, Bảo vệ, tạp vụ 65 83,33% 1 16,67%
2.2.7. Công tác phát triển nguồn nhân lực
• Đào tạo mới cán bộ công nhân viên
Đào tạo mới cán bộ công nhân viên là việc đầu tiên cần phải thực hiện sau khi tuyển dụng người lao động vào làm việc tại Bưu điện Trung tâm – Hà Nội. Nó không chỉ là việc bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên mà còn bồi dưỡng cả phẩm chất đạo đức, truyền thống lịch sử của ngành Bưu điện, nó kích thích tạo cho cán bộ công nhân viên yêu ngành hơn, yêu nghề hơn, gắn bó với công việc và vị trí của mình trong đơn vị. 100% cán bộ công nhân viên thuộc Bưu điện Trung tâm – BĐHN khi được tuyển dụng đã được đào tạo và bồi dưỡng bổ sung kiến thức về nghiệp vụ, chuyên môn, về truyền thống lịch sử đơn vị cũng như của ngành Bưu chính Việt Nam.
• Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động
Việc đào tạo lại lực lượng lao động được Bưu điện Trung tâm thực hiện theo quy chế cử cán bộ đi đào tạo và bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ, cập nhật và bổ sung kiến thức ngành nghề theo yêu cầu mới nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, chủ động đáp ứng được yêu cầu phát triển trong sản xuất kinh doanh cụ thể theo các bước:
+ Xác định nhu cầu đào tạo
Định kỳ, hàng năm căn cứ vào yêu cầu sản xuất kinh doanh, yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, kế hoạch sử dụng lao động, kế hoạch đào tạo cán bộ nguồn cho công tác quản lý trong tương lai hoặc để đáp ứng một nghiệp vụ sản xuất kinh doanh mới đòi hỏi cần phải đào tạo và đào tạo lại cán bộ để đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra. Lãnh đạo Bưu điện Hà Nội báo cáo Tổng công ty, xây dựng kế hoạch đào tạo dựa trên kế hoạch, nhu cầu của các đơn vị trình Tổng công ty duyệt.
+ Lựa chọn và cử cán bộ đi đào tạo: Việc cử người đi đào tạo phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phải đúng người phù hợp với nhiệm vụ được giao, chức danh công tác và qui hoạch đào tạo.
Phải gắn chặt giữa việc cử người đi đào tạo và bố trí sử dụng sau đào tạo. Phải ưu tiên tính kế thừa và liên tục giữa các cấp trình độ đào tạo và ngành nghề đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo.
Giới hạn nguồn và mức kinh phí cho phép theo quy định của Nhà nước, của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và của Bưu điện thành phố Hà Nội.
Đảm bảo công khai, dân chủ, có ưu tiên người có triều hướng phát triển về năng lực làm việc.
Sau khi học xong cán bộ công nhân viên nhất thiết phải làm việc cho Bưu điện thành phố Hà Nội ít nhất 3 năm. Đối với cán bộ công nhân viên được đi học khoá đào tạo nước ngoài có trình độ chuyên môn cao hơn, các đơn vị không được tự bố trí làm các công việc khác không phù hợp.
Không được cử một người đi học quá 01 lần các khoá đào tạo có nội dung như nhau.
Những người được cử đi đào tạo phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
Đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn (đối với các khoá đào tạo dài hạn) hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn ít nhất từ 01 năm trở lên (đối với những người tham gia các khoá ngắn hạn).
Có thời gian công tác trong BĐHN liên tục từ 03 năm trở lên (trừ những người được cử đi bồi dưỡng ngắn hạn)
Phải thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt chủ trương chính sách của Nhà nước, nội quy, quy định của Ngành, của BĐHN và của đơn vị. Không vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách bằng văn bản trở lên trong vòng 01 năm tính đến thời điểm được xét đi đào tạo.
Đáp ứng yêu cầu tuyển sinh đối với trình độ đào tạo và khoá đào tạo.
+ Thực hiện quá trình đào tạo
Đối với kế hoạch đào tạo hàng năm của BĐHN theo nguồn kinh phí của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam cấp thì tiến hành theo các bước sau:
Hàng năm căn cứ hướng dẫn của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và trên cơ sở kế hoạch đào tạo của các đơn vị trực thuộc, phòng TCCB-LĐ phối hợp với các đơn vị lập kế hoạch dự thảo đào tạo cán bộ nêu trên.
Trình Giám đốc BĐHN phê duyệt chế độ đào tạo.
Báo cáo Tổng công ty BCVN phê duyệt kế hoạch đào tạo
Giám đốc BĐHN phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ của các đơn vị và giao kinh phí cho các đơn vị thực hiện.
Phòng TCCB-LĐ và các đơn vị liên quan căn cứ quy chế cử người đi đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật thực hiện kế hoạch của Tổng công ty BCVN và Giám đốc BĐHN dã phê duyệt.
Đối với kế hoạch đào tạo của BĐHN theo các dự án thì được thực hiện theo các bước sau:
Trên cơ sở đăng ký nhu cầu đào tạo của các đơn vị, phòng TCCB-LĐ phối hợp với ban quản lý dự án và phía đối tác lập kế hoạch dự thảo đào tạo đào tạo hàng năm. Sau đó, nếu cần thiết sẽ tổ chức hội thảo về dự thảo kế hoạch này.
Giám đốc BĐHN và phía đối tác duyệt bản dự thảo kế hoạch đào tạo. Báo cáo Tổng công ty BCVN duyệt bản kế hoạch đào tạo.
Giám đốc BĐHN và phía đối tác phê duyệt kế hoạch đào tạo.
Phòng TCCB-LĐ, ban quản lý dự án, các đơn vị liên quan căn cứ các quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh và quy chế cử lao động đi bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ kết hợp với phía đối tác tổ chức thực hiện kế hoạch đã được Tổng công ty BCVN phê duyệt
+ Đảm bảo quyền lợi của cán bộ đi đào tạo
Cán bộ công nhân viên được cử đi đào tạo được trả lương và đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng trong thời gian đi học theo quy định của Pháp luật, của Nhà nước, của Tổng công ty BCVN và của Bưu điện thành phố Hà Nội.
Đối với cán bộ công nhân viên được cử đi đào tạo theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn và kế hoạch của đơn vị được hưởng chế độ như sau:
Trường hợp được cử đi đào tạo tập trung trong nước: Được đài thọ kinh phí đào tạo (tiền học phí); Được hưởng 100% hệ số lương cấp bậc hoặc chức vụ (nếu có) trước khi đi học; Được hỗ trợ khuyến khích thu nhập tuỳ theo kết quả học tập của kỳ học và được tình vào kỳ lương liền kề những tháng sau đó; Được xét thưởng lợi nhuận cuối năm theo kết quả học tập, mức thưởng cao nhất của từng người không quá 30% mức thưởng của cán bộ công nhân viên hiện đang công tác.
Trường hợp được cử đi đào tạo tại chức và bồi dưỡng ngắn hạn, trong thời gian đào tạo được hưởng: Được đài thọ kinh phí đào tạo (tiền học phí); Được hưởng chế độ ăn ca như thời gian đi làm; Được hưởng tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương như thời gian công tác tuỳ theo thành tích kết quả học tập của cá nhân; Được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định hiện hành; Về tiền thuê chỗ ở: nếu CBCNV được cử đi đào tạo có khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở đào tạo từ 30km trở lên, trong thời gian đi đào tạo được bố trí nghỉ tại ký túc xác của nhà trường; trường hợp đặc biệt cơ sở đào tạo không bố trí được nơi nghỉ phải thuê ngoài thì được thanh toán tiền thuê chỗ ở theo mức chi thực tế nhưng tối đa không quá 30.000đ/ người/ ngày.
Đối với CBCNV được Giám đốc BĐHN được cử đi học các khoá đào tạo ở nước ngoài theo yêu cầu công tác: Nếu thời gian đào tạo từ 1 đến dưới 6 tháng thì trong thời gian đi học được hưởng 40% lương cấp bậc theo quy định
của Nhà nước và tiền lương khoán bằng 40% hệ số mức độ phức tạp công việc chức danh đang đảm nhiệm; Nếu khoá đào tạo có thời gian từ 6 tháng trở lên thì trong thời gian đi học được hưởng 40% lương cấp bậc theo quy định của Nhà nước, không có tiền lương khoán.
+ Đánh giá kết quả của việc cử cán bộ đi đào tạo
Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn lực con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Bưu điện Trung tâm đã tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động của mình để có thể đáp ứng được những đòi hỏi về trình độ, tay nghề trong hoàn cảnh mới. Chỉ tính riêng năm 2010, Bưu điện Trung tâm đã cử đi đào tạo gần 100 người chiếm khoảng 50% số lượng lao động tại đơn vị. Trong đó, đào tạo Đại học là 5 người; bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ gần 100 người. Tuy nhiên bên cạnh đó thì vấn đề đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá xem những người được cử đi đào tạo đã tiếp thu, học hỏi được gì sau khóa học. Đơn vị dựa vào kết quả xếp loại học tập chứ chưa xem xét hiệu quả giữa kinh phí đào tạo bỏ ra và lợi ích đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Các lao động thuộc mọi bộ phận: Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Nghiệp vụ kinh doanh, Kiểm soát viên, Giao dịch viên đều được tham dự những khoá đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ như đào tạo quy trình nghiệp vụ mới, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng bán hàng, tiếp thị, marketting… Bưu điện Trung tâm cũng có kế hoạch cụ thể về số lao động được đi đào tạo Đại học tại (5 người trong năm 2010). Tuy nhiên, do thời gian còn ít, thực tế làm việc trong cơ cấu tổ chức mới chưa nhiều. Qua phân tích, số lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học và trên đại học chỉ chiếm 30% quy mô lao động trong khi đó lao động có trình độ trung cấp và sơ cấp chiếm tới 70%. Tỷ lệ này còn qua chênh lệch so với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Nhiều lao động được cử đi đào tạo chỉ là để giải quyết chính sách cho người lao động về vấn đề thu nhập. Nếu đi học về họ sẽ được nâng lương do đã có bằng cấp. Tuy nhiên, thực tế khi học xong, công việc của họ không thay đổi, khối lượng công việc vẫn vậy và vì thế chi phí nhân công của doanh nghiệp đã tăng so với trước. Vấn đề ở chỗ đơn vị hạch toán phụ thuộc đã có Tổng công ty về lo về kinh phí đào tạo, cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp ở một khía cạnh nào đó không khuyến khích doanh nghiệp tối ưu hóa công tác đào tạo.