Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển thuỷ điện trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH

3.1 Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển thuỷ điện trong thời gian tới

3.1.1 Mục tiêu phát triển nguồn điện Việt Nam đến năm 2030

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2010 - 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII), mục tiêu phát triển ngành điện giai đoạn tới là:

- Phát triển nguồn điện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Với mức tăng GDP khoảng 8,5% - 9%/năm giai đoạn 2010 - 2015 và cao hơn, dự báo nhu cầu điện nước ta tăng ở mức 17% năm (phương án cơ sở), 20% năm (phương án cao) trong giai đossssạn 2015 - 2020, trong đó xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị phương án 22% năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến.

- Cụ thể phát triển nguồn điện cần đảm bảo thực hiện tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; phát triển hợp lý có hiệu quả các nguồn nhiệt điện khí; đẩy mạnh xây dựng nhiệt điện than; phát triển thủy điện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; chủ động trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong khu vực; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững. Hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án nhà máy điện hạt nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Phát triển phù hợp các trung tâm điện lực ở các khu vực trong cả nước nhằm đảm bảo tin cậy cung cấp điện tại chỗ và giảm tổn thất kỹ thuật trên hệ thống điện quốc gia cũng như đảm bảo tính kinh tế của các dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho từng vùng và cả nước.

- Phát triển nguồn điện mới phải tính tốn với các phương án đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận hành; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; sử dụng công nghệ hiện đại đối với các nhà máy điện mới.

- Phát triển các nguồn điện theo các hình thức đã được nhà nước quy định, Bộ Công nghiệp xác định tỷ lệ hợp lý các dự án áp dụng hình thức đầu tư BOT, BOO.

Theo kế hoạch cụ thể của ngành điện trong thời gian tới, giai đoạn 2015- 2020 mỗi năm công suất lắp máy sẽ tăng trung bình 3000MW để tạm đáp ứng được nhu cầu điện của nền kinh tế. Còn đối với giai đoạn 2020-2030 thì trung bình mỗi năm cơng suất sẽ tăng 7000MW.

Bảng 3.1: Dự báo sản lượng điện sản xuất

Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2030

Công suất lắp máy MW 25,857-

27,000 60,000-70,000 Sản lượng điện sản xuất Tỷ kWh 124 257 Sản lượng điện thương phẩm Tỷ kWh 107 223 Sản lượng điện thương phẩm bình quân kWh/người/nă m 1,200 2,300

Nguồn: “Vài nét về ngành điện Việt Nam, tiềm năng và kế hoạch khai thác thuỷ điện” – Lương Văn Đài

Trong đó, kế hoạch phát triển thuỷ điện cũng được đặt ra với sự tăng lên không ngừng về mặt công suất lắp máy tuyệt đối nhưng lại giảm dần về tỷ trọng của thuỷ điện trong tổng nguồn cung cấp điện Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng công suất thuỷ điện được đặt ra như sau: năm 2020 so với năm 2015 tăng 21,5% và năm 2025 tăng 26,5% so với năm 2020. Sự tăng trưởng chậm dần của công suất cùng với sự giảm dần tỷ trọng thuỷ điện có thể được lý giải một phần do mục tiêu sử dụng các nguồn điện mới như điện nguyên tử, điện từ năng lượng mặt trời tại Việt Nam theo xu thế tất yếu của thế giới. Tuy nhiên có thể nhận thấy trong tương lai gần, thuỷ điện vẫn tiếp tục là nguồn điện được đầu tư, khai thác và do đó địi hỏi một nguồn vốn tương đối lớn cho các dự án thuỷ điện.

Bảng 3.2: Dự báo công suất các nhà máy thuỷ điện

Chỉ tiêu 2015 2020 2025

Tổng công suất lắp máy

60,000-

70,000 112,000 181,000

Chỉ tiêu 2015 2020 2025

Tỷ lệ thuỷ điện

trong hệ thống 28-33 22 17

Nguồn: “Vài nét về ngành điện Việt Nam, tiềm năng và kế hoạch khai thác thuỷ điện” – Lương Văn Đài

sĐể tiếp tục đầu tư cho thuỷ điện trong thời gian tới, lượng vốn cần bỏ ra là không nhỏ. Theo dự báo, vốn đầu tư cần có đối với EVN - chủ đầu tư lớn nhất trong đầu tư các dự án nguồn điện - cho 27 dự án thuỷ điện trong năm 2020 là khoảng 17 nghìn tỷ đồng, cho năm 2030 là khoảng 15 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ vốn đầu tư cho thuỷ điện trong tổng vốn đầu tư cho dự án nguồn điện trong các năm tới vẫn tiếp tục là một con số lớn, gần 2/3 trên tổng vốn cho nguồn điện.

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho thuỷ điện Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2030

Nhu cầu vốn đầu tư cho dự án nguồn điện

Tỷ

đồng 27,869 26,513

Nhu cầu vốn đầu tư cho dự án thuỷ điện

Tỷ

đồng 17,460 15,488

Tỷ trọng % 62.65 68.80

Nhu cầu vốn đầu tư cho dự án nhiệt điện

Tỷ

đồng 10,409 7,025

Tỷ trọng % 37.35 31.20

Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Thủ tướng chính phủ ngày 28/11/2015

Để có được lượng vốn đầu tư cho các dự án nguồn điện như trên Tập đoàn điện lực Việt Nam cũng đã dự tính các nguồn có thể huy động tuy nhiên thiếu vốn đầu tư cho các dự án nguồn điện nói chung và các dự án thuỷ điện nói riêng là khơng thể tránh khỏi.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2020 2030

Nhu cầu vốn đầu tư cho dự án

nguồn điện 27,869 26,513

Vốn vay ODA 9,093 6,781

Vốn tín dụng thương mại nước

ngồi 120

Vốn tín dụng ưu đãi 3,290 2,776

Vốn tín dụng thương mại 3,987 3,754

Vốn tự tích luỹ của EVN 9,138 10,437

Vốn chưa cân đối được 2,241 2,765

Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Thủ tướng chính phủ ngày 28/11/2015

Như vậy để giải quyết lượng vốn còn thiếu EVN cần phải huy động thêm từ nhiều nguồn như: cổ phần hoá thêm các đơn vị sản xuất điện, phát hành trái phiếu quốc tế... trong đó nguồn vốn vay các ngân hàng thương mại là một nguồn quan trọng không thể không kể đến. Đặc biệt, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một ngân hàng lâu năm, có khả năng cho vay các dự án thuỷ điện có thời gian xây dựng và thời gian vận hành dài và đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Do đó, việc tiếp tục huy động nguồn vốn từ BIDV nói chung và từ Chi nhánh Nam Gia Lai nói riêng là cần thiết cho đầu tư các dự án thuỷ điện ở Việt Nam.

3.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)