CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH
2.2 Thực trạng thẩm định dự án đầu tư thủy điện tại BIDV Nam GiaLai
2.2.2.7 Đánh giá một số rủi ro có thể gặp khi đầu tư dự án thuỷ điện
Những rủi ro/hạn chế có thể gặp khi đầu tư dự án thuỷ điện thường thể hiện ở một số nội dung:
- Rủi ro về cơ chế, chính sách (kể cả trong nước và ngoài nước): Ảnh hưởng
của cơ chế chính sách cũng có thể có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến dự án. Việc đánh giá, nhận diện được những rủi ro này đòi hỏi các Chi nhánh cần nắm rõ, cập nhật thường xuyên những biến động, thay đổi về cơ chế, chính sách trong và ngồi nước đến các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện năng.
- Rủi ro về xây dựng, tiến độ đầu tư: Dự án hoàn thành không đúng tiến độ,
thông số KTKT không đạt được với tiêu chuẩn đề ra. Thơng qua việc phân tích năng lực quản lý, vận hành của Chủ đầu tư Chi nhánh đề nghị khách hàng lựa chọn nhà cung ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, ký hợp đồng tư vấn giám sát,…để đánh giá, định lượng được những rủi ro này. Đồng thời, triển khai thực hiện dự án đúng Quy định hiện hành trong XDCB, có cơ chế giám sát chặt chẽ và ràng buộc trách nhiệm của các đơn vị giám sát, tư vấn với cơng trình, dự án. Việc lựa chọn càng chặt chẽ, minh bạch, và khách quan sẽ giảm thiểu được những rủi ro này.
- Rủi ro về các yếu tố đầu vào: Nguồn đầu vào quan trọng nhất đối với cơng
trình thuỷ điện là nguồn nước - đây là yếu tố bị phụ thuộc, chi phối bởi thiên nhiên, con người rất khó định lượng, dự báo chính xác. Do vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng này đến dự án, trong quá trình lập dự án, đơn vị tư vấn cần có sự khảo sát nghiêm túc, thu thập các nguồn số liệu đủ tin cậy, sử dụng các phương pháp tính tốn phù hợp,… tính tốn cụ thể về thuỷ năng, kinh tế năng lượng của dự án để đưa ra những phương án lựa chọn loại hình nhà máy, quy mơ đầu tư, công suất lắp máy, sản lượng điện,... phù hợp, đảm bảo tương thích với điều kiện nguồn nước khảo sát được. Ngoài ra, do các dự án thuỷ điện chủ yếu được xây dựng ở các khu miền núi, địa hình phức tạp, điều kiện kinh tế chưa phát triển, cách xa khu trung tâm, các nguyên vật liệu xây dựng: đá, cát sỏi, xi măng,… khơng sẵn có nên chi phí vận chuyển cao.
- Rủi ro về điều kiện địa hình, địa chất, địa chấn cơng trình: Do các dự án
thuỷ điện thường được xây dựng ở địa bàn rừng núi, có điều kiện địa hình, địa chất khá phức tạp,dễ gây ra những hiện tượng về động đất, đứt gãy, sạt lở đất,…
nên ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định, tính bền vững của cơng trình và hiệu quả của dự án sau này.
- Rủi ro về quản lý, vận hành: Rất nhiều nhà đầu tư thuỷ điện có ít hoặc
khơng có kinh nghiệm trong việc đầu tư cũng như quản lý, vận hành các dự án thuỷ điện nên khả năng xử lý các sự cố cơng trình hoặc đưa ra các biện pháp/giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả khai thác dự án/cơng trình bị hạn chế.
Những rủi ro trên phần lớn rất khó lượng hố để có thể đưa vào phân tích độ nhạy. Tuy nhiên, việc phân tích định tính vẫn rất cần thiết để có thể dự kiến được các trường hợp rủi ro, kết hợp với kết quả phân tích định lượng từ phần phân tích độ nhạy để có phương án đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro, cũng là cơ sở để đưa ra các biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp.
2.2.2.8 Biện pháp bảo đảm tiền vay
Trên cơ sở tính tốn/đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, khả năng trả nợ và nhận diện những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, đối chiếu với các quy định hiện hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và BIDV, Chi nhánh lựa chọn, đề xuất các hình thức bảo đảm tiền vay phù hợp với dự án/khoản vay.
Tùy theo từng dự án, Chi nhánh có thể lựa chọn trong một số hoặc đồng thời các hình thức bảo đảm sau:
- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có:
+ Bất động sản: Quyền sử dụng đất (nếu đủ điều kiện); tài sản trên đất (các
cơng trình dự án và các bất động sản khác); các quyền, lợi ích, các khoản bồi hồn và các khoản thanh tốn có liên quan;
+ Động sản: Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các động sản khác, các
tài khoản và toàn bộ số dư trên các tài khoản;
+ Các quyền tài sản và các quyền theo các hợp đồng liên quan đến dự án:
các hợp đồng bảo hiểm và tiền thu được từ các hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng/thỏa thuận liên quan đến việc sử dụng đất của dự án; hợp đồng/thỏa thuận liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các tài ngun khống sản khác (nếu có) cho dự án; hợp đồng/thỏa thuận liên quan đến việc thiết kế, thi công, mua sắm, cung cấp, xây dựng, lắp đặt, thử nghiệm, bảo trì, chuyển giao
cơng nghệ và vận hành của dự án; hợp đồng/thỏa thuận liên quan đến việc đầu tư, xây dựng, vận hành và mở rộng dự án; hợp đồng, thỏa thuận hoặc văn bản liên quan đến việc tài trợ, tái tài trợ dự án;
- Bảo đảm bằng quyền góp vốn của các cổ đông/thành viên;
- Bảo đảm bằng các tài sản khác của khách hàng và/hoặc tài sản của bên thứ
ba đủ điều kiện.
2.3 Đánh giá tình hình thẩm định dự án thuỷ điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai