8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển thuỷ điện trong thời gian tới
3.1.1 Mục tiêu phát triển nguồn điện Việt Nam đến năm 2030
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2010 - 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII), mục tiêu phát triển ngành điện giai đoạn tới là:
- Phát triển nguồn điện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước. Với mức tăng GDP khoảng 8,5% - 9%/năm giai đoạn 2010 - 2015 và cao hơn, dự báo nhu cầu điện nước ta tăng ở mức 17% năm (phương án cơ sở), 20% năm (phương án cao) trong giai đossssạn 2015 - 2020, trong đó xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị phương án 22% năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến.
- Cụ thể phát triển nguồn điện cần đảm bảo thực hiện tiến độ xây dựng
các nhà máy thủy điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; phát triển hợp lý có hiệu quả các nguồn nhiệt điện khí; đẩy mạnh xây dựng nhiệt điện than; phát triển thủy điện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; chủ động trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong khu vực; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững. Hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án nhà máy điện hạt nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Phát triển phù hợp các trung tâm điện lực ở các khu vực trong cả nước
nhằm đảm bảo tin cậy cung cấp điện tại chỗ và giảm tổn thất kỹ thuật trên hệ thống điện quốc gia cũng như đảm bảo tính kinh tế của các dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho từng vùng và cả nước.
- Phát triển nguồn điện mới phải tính toán với các phương án đầu tư
chiều sâu và đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận hành; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; sử dụng công nghệ hiện đại đối với các nhà máy điện mới.
- Phát triển các nguồn điện theo các hình thức đã được nhà nước quy
định, Bộ Công nghiệp xác định tỷ lệ hợp lý các dự án áp dụng hình thức đầu tư BOT, BOO.
Theo kế hoạch cụ thể của ngành điện trong thời gian tới, giai đoạn 2015- 2020 mỗi năm công suất lắp máy sẽ tăng trung bình 3000MW để tạm đáp ứng được nhu cầu điện của nền kinh tế. Còn đối với giai đoạn 2020-2030 thì trung bình mỗi năm công suất sẽ tăng 7000MW.
Bảng 3.1: Dự báo sản lượng điện sản xuất
Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2030
Công suất lắp máy MW 25,857-
27,000 60,000-70,000 Sản lượng điện sản xuất Tỷ kWh 124 257 Sản lượng điện thương phẩm Tỷ kWh 107 223 Sản lượng điện thương phẩm bình quân kWh/người/nă m 1,200 2,300
Nguồn: “Vài nét về ngành điện Việt Nam, tiềm năng và kế hoạch khai thác thuỷ điện” – Lương Văn Đài
Trong đó, kế hoạch phát triển thuỷ điện cũng được đặt ra với sự tăng lên không ngừng về mặt công suất lắp máy tuyệt đối nhưng lại giảm dần về tỷ trọng của thuỷ điện trong tổng nguồn cung cấp điện Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng công suất thuỷ điện được đặt ra như sau: năm 2020 so với năm 2015 tăng 21,5% và năm 2025 tăng 26,5% so với năm 2020. Sự tăng trưởng chậm dần của công suất cùng với sự giảm dần tỷ trọng thuỷ điện có thể được lý giải một phần do mục tiêu sử dụng các nguồn điện mới như điện nguyên tử, điện từ năng lượng mặt trời tại Việt Nam theo xu thế tất yếu của thế giới. Tuy nhiên có thể nhận thấy trong tương lai gần, thuỷ điện vẫn tiếp tục là nguồn điện được đầu tư, khai thác và do đó đòi hỏi một nguồn vốn tương đối lớn cho các dự án thuỷ điện.
Bảng 3.2: Dự báo công suất các nhà máy thuỷ điện
Chỉ tiêu 2015 2020 2025
Tổng công suất lắp máy
60,000-
70,000 112,000 181,000
Chỉ tiêu 2015 2020 2025
Tỷ lệ thuỷ điện
trong hệ thống 28-33 22 17
Nguồn: “Vài nét về ngành điện Việt Nam, tiềm năng và kế hoạch khai thác thuỷ điện” – Lương Văn Đài
sĐể tiếp tục đầu tư cho thuỷ điện trong thời gian tới, lượng vốn cần bỏ ra là không nhỏ. Theo dự báo, vốn đầu tư cần có đối với EVN - chủ đầu tư lớn nhất trong đầu tư các dự án nguồn điện - cho 27 dự án thuỷ điện trong năm 2020 là khoảng 17 nghìn tỷ đồng, cho năm 2030 là khoảng 15 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ vốn đầu tư cho thuỷ điện trong tổng vốn đầu tư cho dự án nguồn điện trong các năm tới vẫn tiếp tục là một con số lớn, gần 2/3 trên tổng vốn cho nguồn điện.
Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho thuỷ điện Chỉ tiêu Đơn vị 2020 2030
Nhu cầu vốn đầu tư cho dự án nguồn điện
Tỷ
đồng 27,869 26,513
Nhu cầu vốn đầu tư cho dự án thuỷ điện
Tỷ
đồng 17,460 15,488
Tỷ trọng % 62.65 68.80
Nhu cầu vốn đầu tư cho dự án nhiệt điện
Tỷ
đồng 10,409 7,025
Tỷ trọng % 37.35 31.20
Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Thủ tướng chính phủ ngày 28/11/2015
Để có được lượng vốn đầu tư cho các dự án nguồn điện như trên Tập đoàn điện lực Việt Nam cũng đã dự tính các nguồn có thể huy động tuy nhiên thiếu vốn đầu tư cho các dự án nguồn điện nói chung và các dự án thuỷ điện nói riêng là không thể tránh khỏi.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2020 2030
Nhu cầu vốn đầu tư cho dự án
nguồn điện 27,869 26,513
Vốn vay ODA 9,093 6,781
Vốn tín dụng thương mại nước
ngoài 120
Vốn tín dụng ưu đãi 3,290 2,776
Vốn tín dụng thương mại 3,987 3,754
Vốn tự tích luỹ của EVN 9,138 10,437
Vốn chưa cân đối được 2,241 2,765
Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Thủ tướng chính phủ ngày 28/11/2015
Như vậy để giải quyết lượng vốn còn thiếu EVN cần phải huy động thêm từ nhiều nguồn như: cổ phần hoá thêm các đơn vị sản xuất điện, phát hành trái phiếu quốc tế... trong đó nguồn vốn vay các ngân hàng thương mại là một nguồn quan trọng không thể không kể đến. Đặc biệt, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một ngân hàng lâu năm, có khả năng cho vay các dự án thuỷ điện có thời gian xây dựng và thời gian vận hành dài và đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Do đó, việc tiếp tục huy động nguồn vốn từ BIDV nói chung và từ Chi nhánh Nam Gia Lai nói riêng là cần thiết cho đầu tư các dự án thuỷ điện ở Việt Nam.
3.2Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai trong thời gian tới Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai trong thời gian tới
3.2.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai trong thời gian tới Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai trong thời gian tới
Nằm trong Chiến lược giai đoạn 2015-2020 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là xây dựng BIDV trở thành một ngân hàng thương mại đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động hướng theo thông lệ quốc tế, ngang
tầm các khu vực Đông Nam Á, Chi nhánh Nam Gia Lai cũng nhận thức được định hướng kinh doanh của mình cũng như mục tiêu của đơn vị.
- Về định hướng kinh doanh giai đoạn 2015-2020:
• Kinh doanh ngân hàng: Phát triển một hệ thống ngân hàng dịch vụ
đa dạng và toàn diện bằng việc tiếp tục cải tiến chất lượng và hiệu quả của dịch vụ ngân hàng truyền thống, bắt kịp hệ thống ngân hàng hiện đại.
• Kinh doanh bảo hiểm
• Kinh doanh đầu tư tài chính
- Về mục tiêu trong giai đoạn 2015-2020:
• Giữ vững vai trò đơn vị chủ lực trong hoạt động kinh doanh; đi đầu
trong hoạt động ứng dụng công nghệ hiện đại, năng lực cung ứng dịch vụ và là hình mẫu hội nhập trong toàn hệ thống.
• Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân huy động vốn hàng năm là
22-25%, tăng trưởng dư nợ vay bình quân 18-20%/năm, tăng trưởng thu dịch vụ bình quân 25-27%/năm. Là đơn vị cung ứng cho khách hàng những dịch vụ ngân hàng tốt nhất trên nền công nghệ cao. Tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện, chặt chẽ với khách hàng, trước hết là khách hàng chiến lược.
• Xây dựng Chi nhánh là tập thể vững mạnh, đào tạo đội ngũ cán bộ
có phẩm chất, trình độ chuyên môn mang tính chuyên nghiệp cao. Thực hiện tốt vai trò hạt nhân và tác động lan toả tích cực trong toàn hệ thống.
3.2.2 Định hướng phát triển công tác thẩm định
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động truyền thống và mang lại nguồn lợi nhuận cao cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai. Để hoạt động tín dụng thực sự mang lại hiệu quả cao cho Chi nhánh, vai trò của công tác thẩm định cần phải được xem trọng hơn nữa. Đây sẽ vẫn tiếp tục là yếu tố quyết định để đảm bảo việc sử dụng vốn được an toàn, củng cố uy tín, sức cạnh tranh của Chi nhánh Nam Gia Lai trên thị trường ngân hàng. Trong thời gian tới, định hướng công tác thẩm định vẫn tiếp tục hướng vào việc hoàn thiện hơn nữa về mặt tổ chức, phương pháp và cán bộ thẩm định. Cụ thể:
- Xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ thẩm định tăng lên cả về số lượng và khả năng thẩm định. Thường xuyên tiến hành đào tạo lại để nâng cao khả năng thẩm định cho cán bộ.
- Việc thẩm định luôn phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy
trình, cán bộ thẩm định phải luôn đảm bảo khách quan trong quá trình thẩm định, tham mưu một cách trung thực cho Lãnh đạo Chi nhánh Nam Gia Lai trong việc ra quyết định có đồng ý cấp tín dụng cho dự án hay không, đảm bảo lợi ích chính đáng cho Chi nhánh Nam Gia Lai trong việc cho vay dự án.
- Đồng thời trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cũng phải đảm
bảo không vì đứng trên phương diện ngân hàng mà bỏ qua lợi ích của chủ đầu tư dự án.
- Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định cụ thể cho từng nhóm
ngành bắt đầu từ những nhóm ngành chiếm tỷ trọng cho vay lớn hoặc nằm trong định hướng cho vay nhiều trong thời gian tới như: Điện, xi măng, bất động sản, chế biến gỗ xuất khẩu, chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu. Với những ngành đặc thù như trên, cán bộ thẩm định mặc dù hạn chế khi đánh giá kỹ thuật nhưng việc thẩm định đối với những ngành này cần tuyệt đối không được mắc những sai sót trầm trọng vì một số ngành như điện, xi măng, bất động sản nếu cấp tín dụng không thành công sẽ tạo ra thiệt hại không nhỏ vì những ngành này đều đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn. Để thẩm định được tốt thì trong thời gian tới Chi nhánh Nam Gia Lai đang dần chú trọng vào việc đào tạo thêm về kỹ thuật chuyên sâu cho cán bộ thẩm định.
- Tạo lập hệ thống thông tin đầy đủ và cập nhật về một số ngành quan
trọng thuộc định hướng cho vay trong thời gian tới. Hệ thống thông tin cần có sự kết hợp giữa nhiều nguồn thông tin khác nhau để Chi nhánh có thể so sánh, lựa chọn. Những kênh thông tin này cần phải được tạo lập lâu dài thì mới đảm bảo được tính ổn định cho việc sử dụng vào công tác thẩm định.
Những định hướng trên là những định hướng mang tính tổng quát vì vậy đối với việc thẩm định mỗi ngành cụ thể, Chi nhánh Nam Gia Lai cần xây dựng những giải pháp cụ thể hơn để hoàn thiện công tác thẩm định.
3.3 Quan điểm của Chi nhánh Nam Gia Lai về việc cấp tín dụng cho các dự án thuỷ điện
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai sẽ tiếp tục cho vay đối với các dự án thuỷ điện trong thời gian tới để vừa phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế vừa nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. Tuy nhiên, Chi nhánh Nam Gia Lai chỉ xem xét cho vay đối với các dự án thuỷ điện đảm bảo thoả mãn các điều kiện sau:
- Điều kiện đối với chủ đầu tư
Ngoài những điều kiện chung mà bất kỳ khách hàng nào cũng phải thỏa mãn khi vay vốn ở các tổ chức tín dụng, để được vay vốn ở Chi nhánh Nam Gia Lai chủ đầu tư các dự án thuỷ điện phải:
• Đăng ký ngành nghề sản xuất và kinh doanh điện năng, được ghi rõ
trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư
• Có năng lực tài chính đảm bảo năm tài chính liền kề năm đề nghị
vay vốn phải có lãi, có phương án cân đối/huy động vốn tự có khả thi tham gia vào dự án. Đối với khách hàng mới thành lập thì phải có đủ cơ sở pháp lý chứng minh các cổ đông/thành viên sẽ góp đủ vốn điều lê, vốn tự có.
• Nguồn vốn tự có của chủ đầu tư tham gia vào dự án đạt tỷ lê so với
tổng mức đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt như sau: Các dự án thuỷ điện có tổng mức đầu tư từ 1500 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ vốn tự có tối thiểu 15%, tổng mức đầu tư dưới 1500 tỷ đồng thì tối thiểu 30% (đối với các dự án không đảm bảo được tỷ lệ này nhưng đạt tối thiểu 20% tổng mức đầu tư, được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và vẫn đảm bảo hiệu quả, khả năng trả nợ và các điều kiện khác, Chi nhánh Nam Gia Lai sẽ xem xét quyết định có cho dự án vay hay không).
- Điều kiện đối với dự án thuỷ điện
• Dự án thuỷ điện có công suất lắp máy tối thiểu là 5MW
• Việc đầu tư xây dựng dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển
điện lực do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dự án chưa có trong quy hoạch phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đồng ý trước khi chuẩn bị đầu tư
• Dự án đảm bảo đầy đủ các hồ sơ pháp lý và được thực hiện theo
• Có văn bản chấp thuận mua điện và thỏa thuận phương án đấu nối vào lưới điện quốc gia của EVN hoặc các đơn vị bán buôn, bán lẻ điện theo công suất lắp máy của dự án
• Dự án khả thi, có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay
• Khách hàng cam kết mua bảo hiểm toàn bộ tài sản hình thành từ
vốn vay trong thời gian vận hành dự án
• Khách hàng cam kết chuyển toàn bộ hoặc một phần doanh thu từ
dự án theo tỷ lệ hợp lý về tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại Chi nhánh Nam Gia Lai.
3.4 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án thuỷ điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai 3.4.1 Về nội dung thẩm định
3.4.1.1 Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ việc thẩm định thị trường và đánh giá chủ đầu tư của dự án thuỷ điện đánh giá chủ đầu tư của dự án thuỷ điện
Khi thẩm định dự án thuỷ điện, một trong những nhân tố giúp cán bộ thẩm định có thể thẩm định chính xác đó là thông tin. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai vấn đề thông tin về ngành điện