Nội dung công tác thẩm định dự án thủy điện tại BIDV Nam GiaLa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 49)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH

2.2 Thực trạng thẩm định dự án đầu tư thủy điện tại BIDV Nam GiaLai

2.2.2 Nội dung công tác thẩm định dự án thủy điện tại BIDV Nam GiaLa

2.2.2.1 Hồ sơ khách hàng vay vốn

Chi nhánh hướng dẫn và đề nghị khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ về khách hàng theo quy định hiện hành. Đối với một số hồ sơ pháp lý chưa thể cung cấp ngay tại thời điểm thẩm định: các Nghị quyết, biên bản của Đại hội cổ đông/của HĐQT v/v tăng vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu, thành phần cổ đông/thành viên; báo cáo tài chính đã kiểm tốn của năm tài chính gần nhất, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư bổ sung ngành nghề kinh doanh,… Chi nhánh đề nghị khách hàng phải cung cấp đầy đủ trước khi tiến hành ký Hợp đồng tín dụng (nếu dự án được BIDV chấp thuận cho vay).

2.2.2.1.1 Năng lực pháp lý

Để đầu tư và vận hành dự án thủy điện, khách hàng phải đăng ký hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng, được thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư.

Khi xem xét hồ sơ khách hàng, cần lưu ý đến sự phân cấp quyền hạn và trách nhiệm của bộ máy tổ chức đối với các vấn đề liên quan đến dự án (ví dụ: thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án, thẩm quyền ký kết các văn bản giao dịch với Ngân hàng, quyết định thay đổi cổ đông, tăng giảm vốn điều lệ...). Sự phân cấp này được thể hiện trong điều lệ tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp và phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Chi nhánh cần kiểm tra để đảm bảo tính pháp lý của các tài liệu do chủ đầu tư cung cấp.

2.2.2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh

Trên cơ sở hồ sơ: Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm tốn (nếu có), thơng tin độc lập thu thập được, Chi nhánh dùng các kỹ thuật phân tích: So sánh, Xu hướng, Cơ cấu, Chỉ số, Dòng tiền,… để đánh giá về quy mô hoạt động, các lĩnh vực hoặc dự án đang triển khai, kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân của sự tăng giảm các chỉ tiêu tài chính,… của khách hàng trong thời gian qua.

Trên cơ sở đó, Chi nhánh đánh giá khả năng hỗ trợ từ hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại đối với dự án (về cung cấp thiết bị, thi công xây lắp, quản lý giám sát…) cũng như khả năng hỗ trợ nguồn vốn tự có để thực hiện đầu tư dự án.

2.2.2.1.3 Năng lực tài chính

Trên cơ sở hồ sơ, các tài liệu có liên quan do khách hàng cung cấp: Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế tốn, báo cáo lãi/lỗ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính), Báo cáo kiểm tốn (nếu có), bảng kê chi tiết số liệu của một số tài khoản… và các tài liệu/số liệu khác có thể thu được từ các kênh chính thống hoặc phi chính thống bằng việc kiểm tra, trao đổi trực tiếp từ doanh nghiệp hoặc các đối tượng có liên quan (bạn hàng, các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư,…) Chi nhánh thực hiện việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng theo các hướng dẫn tại Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV.

Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng nhằm:

- Phân tích tình hình tài chính hiện tại: quy mơ, cơ cấu tài sản, nguồn vốn,

tỷ suất tự tài trợ, các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn và các khoản chiếm dụng hay bị chiếm dụng, khả năng thanh toán… để đánh giá sự tự chủ về mặt tài chính của khách hàng;

- Khả năng cân đối nguồn vốn với năng lực tài chính hiện có để tham gia

một phần hoặc tồn bộ vốn tự có tham gia dự án đang thẩm định và các dự án khác của khách hàng (nếu có).

Lưu ý: Đối với những cơng ty mới thành lập, khả năng tài chính phụ thuộc vào nguồn vốn điều lệ hiện có, kế hoạch tăng vốn điều lệ (nếu có). Chi nhánh cần kiểm tra số vốn đã thực góp và tiến độ góp vốn của khách hàng, đảm bảo khả năng cân đối nguồn vốn chung trong tương lai và cho dự án đang thẩm định.

Đối với những khách hàng là Công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khốn ngồi những chỉ tiêu đánh giá trên cần đánh giá thêm một số chỉ tiêu đặc thù: Lợi nhuận trên cổ phần, Thị giá so với lợi nhuận trên cổ phần; Thị giá so với giá trị sổ sách; Tỷ suất lợi tức cổ phần,…

Chủ đầu tư của các dự án thủy điện nhỏ và vừa thường là các Công ty cổ phần hay thay đổi thành viên góp vốn nên trong trường hợp phê duyệt khoản vay

cần có điều kiện để kiểm sốt việc thay đổi thành viên góp vốn, đồng thời, liên tục cập nhật, đánh giá năng lực và khả năng tham gia vốn tự có của chủ đầu tư để đảm bảo đủ nguồn thực hiện dự án.

❖ Quan hệ với các Tổ chức tín dụng:

+) Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng

Trên cơ sở lịch sử quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngồi nước thơng qua quy mơ và chất lượng quan hệ tín dụng: dư nợ vay (ngắn, trung và dài hạn), tiền gửi, thanh toán, sử dụng các dịch vụ có liên quan,… Chi nhánh có thể đánh giá, phân loại và lựa chọn chính sách khách hàng phù hợp. Việc đánh giá mối quan hệ này gián tiếp phục vụ cho việc đánh giá về khả năng/năng lực tài chính, mức độ uy tín, chất lượng kinh doanh của khách hàng trong thời gian vừa qua đối với hoạt động hiện tại và quan hệ với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cần khai thác triệt để các thơng tin từ CIC, BDS, Datawarehouse... để có thể nắm rõ số lượng các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính mà khách hàng đang thiết lập quan hệ, hoạt động của tài khoản, doanh số cho vay, thu nợ…

+) Quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng có liên quan: đánh giá tình hình quan hệ tín dụng của Chủ doanh nghiệp, các thành viên góp vốn tỷ lệ từ 5% vốn điều lệ trở lên, các công ty con, công ty liên kết với Chủ đầu tư. Từ đó đánh giá tổng thể tình hình quan hệ của khách hàng và nhóm khách hàng liên quan với BIDV.

❖ Đánh giá về năng lực quản trị điều hành bao gồm:

- Năng lực chuyên môn, năng lực quản trị điều hành của bộ máy lãnh đạo;

- Phẩm chất tư cách, uy tín của lãnh đạo trong và ngồi doanh nghiệp;

- Khả năng nắm bắt thị trường, thích ứng hội nhập thị trường;

- Tính đồn kết trong doanh nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo.

2.2.2.2 Thẩm định sự cần thiết đầu tư và thị trường của dự án

Việc thực hiện đầu tư các cơng trình nguồn điện (đồng bộ với hệ thống lưới điện) có các ưu điểm (như giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào giá cả của

than hay dầu mỏ như các nhà máy nhiệt điện; tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện; vấn đề vận hành cũng tương đối đơn giản...) và sẽ tiếp tục được quan tâm, khuyến khích đầu tư trong thời gian tới.

Tuy nhiên, các dự án thuỷ điện cần phải được đầu tư theo quy hoạch và có sự đảm bảo đầu ra. Vì vậy, trong quá trình thẩm định, Chi nhánh lưu ý các vấn đề sau:

- Sự phù hợp với chiến lược/quy hoạch phát triển điện lực toàn quốc, quy

hoạch phát triển điện lực của địa phương. Đến thời điểm ban hành Quy định này, chiến lược và các quy hoạch phát triển điện lực bao gồm: Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010, định hướng đến 2020; Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến triển vọng 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII), Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc (ban hành theo quyết định số 3454/QĐ-BCN ngày 18/10/2005 của Bộ Công nghiệp), Quy hoạch thuỷ điện nhỏ của một số tỉnh, Quy hoạch bậc thang thuỷ điện một số hệ thống sông.

Đối với dự án chưa có trong Quy hoạch: Phải có văn bản chấp thuận bổ sung vào quy hoạch của Bộ Công thương.

- Thoả thuận mua bán điện với EVN (sau này là với Công ty mua bán điện)

đối với các dự án trên 30MW, trong đó lưu ý các nội dung: sản lượng điện mua bán phải phù hợp với sản lượng điện thiết kế của dự án; giá mua bán điện ở mức hợp lý, đảm bảo hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ cho dự án; Đối với các dự án thuỷ điện có cơng suất đến 30MW áp dụng giá bán điện theo Quy định về biểu giá chi phí tránh được tại quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18/07/2008.

2.2.2.3 Phân tích một số nội dung về khía cạnh kỹ thuật

Các cơng trình thủy điện hầu hết được đầu tư ở khu vực miền núi, địa hình, địa chất phức tạp, quá trình xây dựng và vận hành cơng trình phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện khí tượng, thủy văn. Các dự án thuỷ điện có đặc trưng là tính phức tạp cao về mặt kỹ thuật, khối lượng thi công lớn, tập trung nhiều nhân lực và thiết bị, yêu cầu cao về tính đồng bộ, chất lượng và tiến độ, cần nhiều tài liệu khảo sát địa hình, địa chất, khí tượng và thủy văn để bố trí và tính tốn kết cấu cơng trình, tính tốn thủy năng kinh tế năng lượng, lựa chọn các thông số, lựa chọn thiết bị và giải pháp thi cơng và cuối cùng là đánh giá tính hiệu quả đầu tư của dự án. Vì vậy, năng

lực của đơn vị tư vấn lập dự án là rất quan trọng. Để đảm bảo chất lượng cơng trình và đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, chủ đầu tư cần thiết phải lựa chọn các đơn vị tư vấn chuyên ngành khi lập, thẩm định và giám sát quá trình đầu tư dự án.

Các vấn đề kỹ thuật chủ yếu cần đánh giá đối với các dự án thủy điện được nêu dưới đây:

a. Địa điểm đầu tư:

Địa điểm đầu tư dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện thi công, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, tiến độ thực hiện, chi phí đầu tư và hiệu quả của dự án. Do đó, khi thẩm định về địa điểm đầu tư dự án cần xem xét một số yếu tố liên quan dưới đây:

- Vị trí địa lý, số lượng/mật độ phân bố hệ thống sơng, suối; các đặc trưng

về hình thái lưu vực.

- Hệ thống giao thông: xem xét hiện trạng hệ thống đường giao thông trong

và ngồi cơng trường, phương án vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị cũng như phương án giao thông phục vụ vận hành cơng trình, cụ thể như sau:

+ Sử dụng đường giao thơng sẵn có hay phải đầu tư mới/sửa chữa;

+ Chi phí đầu tư mới/sửa chữa (nếu có): sẽ do Chủ đầu tư bỏ kinh phí hay

được hỗ trợ toàn bộ/1 phần từ nguồn vốn Ngân sách; chi phí đầu tư chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng chi phí đầu tư;

+ Khoảng cách từ địa điểm đầu tư dự án đến các điểm cung ứng nguyên, vật

liệu phục vụ cho việc xây dựng cơng trình (cát, đá, xi măng, sắt thép…): Yếu tố này ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, giá thành vật liệu, tiến độ thực hiện dự án, giá thành cơng trình cũng như suất đầu tư.

- Mức độ sẵn có của các yếu tố đầu vào:

+ Các mỏ khai thác nguyên vật liệu;

+ Nguồn cung cấp điện, nước phục vụ cho xây dựng và sinh hoạt;

+ Hệ thống thông tin liên lạc;

+ Nhân công, lao động.

+ Trình độ dân trí;

+ Phân bố, điều kiện kinh tế, phong tục, tập quán của dân cư…

Trên cơ sở này, Chi nhánh đưa ra đánh giá về những thuận lợi, khó khăn trong việc lựa chọn vị trí/địa điểm xây dựng dự án.

b. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn

Đây là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ cho việc tính tốn, lựa chọn các thơng số kỹ thuật của cơng trình cũng như đánh giá hiệu quả về năng lượng của nhà máy thủy điện. Khi thẩm định điều kiện khí tượng thuỷ văn, Chi nhánh cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tài liệu khí tượng, thuỷ văn sử dụng tính tốn:

+ Độ tin cậy của các số liệu khí tượng, thuỷ văn sử dụng trong tính tốn: Số

liệu về khí tượng, thuỷ văn được thu thập trực tiếp tại các trạm trên sơng/suối có xây dựng Nhà máy hay mượn/tham khảo từ các trạm khí tượng thuỷ văn khác (trên cùng lưu vực hay ngoài lưu vực xem xét);

+ Tính liên tục của các số liệu khí tượng, thuỷ văn.

- Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn:

+ Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm, phân bố lượng mưa trong năm…

+ Các đặc trưng về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ gió, sự bốc hơi…

+ Lưu lượng: Chuẩn dòng chảy năm, tổng lượng dòng chảy năm, dòng chảy

mùa kiệt; dòng chảy mùa lũ...

Lưu ý: Những năm gần đây, biến đổi khí hậu theo chiều hướng giảm mưa dơng, tăng hạn hán (cả về tần suất và cường độ), mùa lạnh thu hẹp, bão tăng về tần suất... dẫn tới thiếu nước cho phát điện. Đồng thời, thiên tai, lũ lụt cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng khiến nhiều dự án chậm tiến độ phát điện so với dự kiến của các đơn vị . Thêm vào đó, tình trạng đầu tư dàn trải, ồ ạt nhiều dự án mới, đặc biệt là các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã tác động xấu tới khả năng về nguồn nước phục vụ phát điện của các dự án cũ trong quy hoạch và của bản thân dự án mới được bổ sung. Vì vậy, ngồi việc thẩm định điều kiện khí tượng thuỷ văn của dự án, Chi nhánh cần tham khảo các dự án trên cùng bậc thang, dự án tương tự trong khu vực để có đánh giá tổng thể.

c. Điều kiện địa hình, địa chất, địa chấn

Điều kiện địa hình, địa chất tại khu vực đầu tư dự án có tác động đến điều kiện thi cơng cơng trình, độ ổn định và bền vững của cơng trình. Các yếu tố liên quan đến điều kiện địa hình, địa chất bao gồm:

- Điều kiện địa hình:

+ Mức độ phức tạp về địa hình địa mạo tại địa điểm xây dựng;

+ Độ cao, độ dốc của địa hình khu vực xây dựng;

+ Mức độ khảo sát địa hình: Hệ thống các mốc khống chế tọa độ, cao độ;

Các bản đồ địa hình, các mặt cắt địa hình thực đo.

- Điều kiện địa chất, địa chấn:

+ Đặc điểm địa chất khu vực cơng trình: Địa tầng, kiến tạo.

+ Mức độ đứt gãy địa chất khu vực xây dựng;

+ Độ sâu, rộng của các hang Karst (các tơ), độ phong hố của đá (nếu có);

+ Nguy cơ xảy ra động đất, cấp độ động đất tối đa…

+ Mực nước ngầm, các tính chất hóa học của nước ngầm trong đất đá nền.

+ Các tính chất cơ lý của đất đá nền.

Để có thể đánh giá được các yếu tố về địa hình, địa chất khu vực dự án, Chi nhánh căn cứ vào các kết quả khảo sát, kết luận của đơn vị tư vấn lập dự án, đặc biệt là kết luận của tư vấn thẩm định báo cáo đầu tư/dự án đầu tư (nếu có) và ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan để kết luận dự án/cơng trình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào: động đất, đứt gãy, thẩm thấu, hang các tơ..., có đảm bảo hoạt động được bình thường khơng.

Đối với nội dung đánh giá điều kiện khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất và địa chấn, cần lưu ý các khuyến cáo và đánh giá của tư vấn thẩm định, các ban, ngành về:

- Khối lượng công việc thăm dò, khảo sát;

- Độ tin cậy của các số liệu được sử dụng;

- Sự phù hợp về phương pháp tính tốn;

- Các giải pháp kỹ thuật khắc phục những điểm yếu về địa chất (biện pháp thi công, lựa chọn vật liệu xây dựng, kết cấu hạng mục cơng trình,…) (nếu có)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)