CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH
2.3 Đánh giá tình hình thẩm định dự án thuỷ điện tại Ngân hàng TMCP
2.3.1 Kết quả thẩm định các dự án thủy điện
2.3.1.1 Về quy mô, số lượng các dự án thủy điện
Hiện tại, BIDV Nam Gia Lai đã thẩm định cho vay 03 dự án thủy điện hoạt động trên địa bàn tỉnh là: 02 dự án đã vận hành đi vào hoạt động là Dự án thủy điện Sê San 4A (63 MW) và dự án thủy điện Đăk Srông (18 MW) và 01 dự án đang trong quá trình xây dựng là Dự án thủy điện Đăk Bla (27 MW). Đây là các dự án thuộc quy mô vừa và nhỏ nằm trong quy hoạch phát triển điện của Chính phủ.
+) Dự án Nhà máy thủy điện Sê San 4A do Công ty Cổ phần Thủy điện Sê San 4A làm chủ đầu tư có cơng suất lắp máy 63 MW gồm 3 tổ máy, được khởi cơng tháng 11 năm 2008 và chính thức vận hành 3 tổ máy tháng 11/2011. Nhà máy được xây dựng trên sông Sê San, thuộc Xã Ia O – Huyện Ia Grai – Tỉnh Gia Lai. Tổng mức đầu tư là 1.559 tỷ đồng, hàng năm cung cấp cho lưới điện quốc gia 331 triệu kWh. Dự án vay vốn dưới hình thức đồng tài trợ với các đơn vị thành viên của BIDV, tổng số tiền vay ban đầu là trên 1.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay dự án đến 31/12/2016 là 754 tỷ đồng, trong đó dư nợ tại BIDV là 316 tỷ đồng.
+) Dự án Nhà máy thủy điện Đăk Srông do Công ty Cổ phần Đăk Srông làm chủ đầu tư có cơng suất lắp máy 18 MW gồm 3 tổ máy, được khởi cơng tháng 06 năm 2006 và chính thức vận hành 3 tổ máy tháng 07/2010. Nhà máy được xây dựng trên sông Ba, thuộc Thị trấn Kông Chro – Huyện Kông Chro – Tỉnh Gia Lai. Tổng mức đầu tư là 540 tỷ đồng, vay vốn BIDV dưới hình thức đồng tài trợ với Ngân hàng Phát triển, tổng số tiền vay ban đầu là trên 300 tỷ đồng, dư nợ cho vay dự án đến 31/12/2016 tại BIDV là 15 tỷ đồng.
+) Dự án Xây dựng cơng trình Hồ chứa cắt lũ kết hợp phát điện Đak Bla do Công ty Cổ phần Konia Đăk Bla làm chủ đầu tư có cơng suất lắp máy 27 MW, nằm trên sông Đăk Bla (1 nhánh của Sông Sê San) thuộc địa phận ranh giới giữa 2 tỉnh Gia Lai (huyện Chư Păh) và Kon Tum (Thành phố Kon Tum). Dự án được xây dựng với tổng mức đầu tư dự kiến là 915 tỷ đồng (trong đó vốn vay BIDV dự kiến là 640 tỷ đồng). Hiện nay, dự án đã được thẩm định tại chi nhánh và đang tiến hành thủ tục trình Hội sở chính phê duyệt.
2.3.1.2 Dư nợ cho vay thủy điện trong tổng dư nợ của BIDV Nam Gia Lai Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay thủy điện trong tổng dư nợ của BIDV Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay thủy điện trong tổng dư nợ của BIDV
Nam Gia Lai trong các năm 2013 – 2016
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Tổng dư nợ tỷ đồng 3,593 4,488 5,889 6,549
2 Dư nợ cho vay thủy điện tỷ đồng 467 431 383 347
3 Tỷ trọng dư nợ cho vay thủy
điện/ tổng dư nợ % 13% 10% 7% 5%
Qua số liệu phân tích trên cho thấy quy mơ tỷ trọng dư nợ các dự án thủy điện trên tổng dư nợ của tồn chi nhánh có sự suy giảm đáng kể: từ 12% năm 2013 giảm còn 5% năm 2016. Nguyên nhân là chi nhánh hiện chỉ có 2 dự án thủy điện đang thu nợ là dự án thủy điện Sê San 4A và dự án thủy điện Đăk Srông. Đối với dự án mới dự kiến giải ngân thì Chi nhánh đang tiếp cận và trình hội sở chính thẩm định dự án thủy điện Đak Bla với tổng mức cho vay 640 tỷ đồng, dự kiến sẽ giải ngân trong năm 2017. Hiện nay, quy mô dư nợ của Chi nhánh chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,… Trong thời gian tới, Chi nhánh sẽ đẩy mạnh tài trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xây dựng, xuất nhập khẩu,… để đa dạng hóa ngành nghề cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
2.3.1.3 Tình hình trả nợ, vận hành của các dự án thủy điện
Nhìn chung, 2 dự án thủy điện tại BIDV Nam Gia Lai hiện tại đều đi vào vận hành khai thác và phát điện theo đúng kế hoạch tạo ra nguồn doanh thu trả nợ gốc và lãi đầy đủ cho ngân hàng. Trong đó, có dự án thủy điện Sê San 4A được cơ cấu 2 lần với tổng thời hạn cho vay là 18 năm. Sau khi cơ cấu thì dự án
vẫn trả nợ đầy đủ theo cam kết tại Hợp đồng tín dụng và các phụ lục hợp đồng kèm theo được ký kết với ngân hàng. 2 dự án thủy điện đang thu nợ tại chi nhánh đều được thu nợ gốc theo bán niên và nợ lãi hàng quý trên cơ sở dịng tiền thanh tốn của dự án. Doanh thu của dự án được chuyển 100% về tài khoản doanh nghiệp mở tại BIDV Nam Gia Lai, khơi tăng nguồn thu từ hoạt động huy động vốn, kết hợp bán chéo các dịch vụ phi tín dụng như: thẻ ATM, BSMS, IBMB, thẻ tín dụng, chi hộ lương, cho vay cán bộ nhân viên,…
Quá trình vận hành các nhà máy thủy điện phụ thuộc rất lớn vào tình hình thời tiết. Đặc thù tỉnh Gia Lai chia làm 2 mùa: mùa khô từ tháng 11 – tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 – tháng 10. Các nhà máy thủy điện sẽ tích nước trong mùa khơ và phát điện hết công suất trong mùa mưa. Do đó trên cơ sở cân đối sản lượng điện trong từng tháng mà ngân hàng sẽ cài đặt lịch thu nợ phù hợp với dòng tiền của doanh nghiệp.
2.3.2 Các ưu điểm trong thẩm định dự án thủy điện 2.3.2.1 Về nội dung thẩm định 2.3.2.1 Về nội dung thẩm định
- Các nội dung của dự án thủy điện được cán bộ tại Chi nhánh thẩm định
trong thời gian qua về cơ bản là khá đầy đủ. Trên cơ sở phân tích rõ ràng tầm quan trọng của từng nội dung đối với ngân hàng, cán bộ thẩm định quan tâm và chú trọng phân tích một số nội dung như: hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, các thơng số kỹ thuật, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo,... các nội dung khác vẫn được thẩm định mà không bỏ qua.
- Riêng với nội dung tài chính của dự án thuỷ điện (là nội dung được chú
trọng nhất khi thẩm định dự án đứng trên góc độ ngân hàng), cán bộ thẩm định trong quá trình thực hiện tương đối thuận lợi bởi có hẳn một tài liệu Hướng dẫn tính tốn hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Đặc biệt với việc thẩm định tổng mức đầu tư, Chi nhánh đã thống kê được suất đầu tư cho 1 MW thuỷ điện và suất đầu tư cho 1KWh và đưa ra được mức dao động trong khoảng nào là hợp lý. Đây là một căn cứ tốt cho cán bộ thẩm định khi tiến hành thẩm định về tổng mức đầu tư của dự án thuỷ điện.
- Trong quá trình thẩm định các dự án thủy điện, Chi nhánh đã nhận được
sự cung cấp, hỗ trợ thơng tin từ phía Ban khách hàng doanh nghiệp lớn, Ban Quản lý rủi ro tín dụng thuộc Hội sở chính. Các ban này có hẳn một đội ngũ thẩm định chuyên sâu về ngành điện nói chung và thuỷ điện nói riêng. Đây là
một sự thuận lợi lớn cho cán bộ thẩm định tại Chi nhánh có thể tìm đến nguồn giúp đỡ nếu gặp khó khăn khi thẩm định các nội dung của dự án thuỷ điện đặc biệt với nội dung thị trường của dự án là một nội dung cần khá nhiều thông tin về ngành điện.
- Trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban
hành Quy định về cho vay các dự án thuỷ điện được áp dụng cho các Chi nhánh trong hệ thống. Đây là ưu điểm của ngân hàng so với các ngân hàng khác đồng thời là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định các nội dung của dự án thủy điện đặc biệt là nội dung thẩm định khía cạnh kỹ thuật. Trong Quy định này cũng có giới thiệu một số khái niệm về kỹ thuật thường gặp trong các dự án thuỷ điện và một số dạng xây dựng đối với từng hạng mục, nội dung nhỏ về mặt kỹ thuật. Chắc chắn Quy định này sẽ là một cơng cụ hữu ích cho cán bộ thẩm định hiểu hơn về nội dung kỹ thuật của dự án thuỷ điện - một khía cạnh mà các cán bộ thẩm định thường thuộc khối ngành kinh tế khó nắm rõ.
2.3.2.2 Về phương pháp thẩm định
- Trong quá trình thẩm định dự án thuỷ điện, tuỳ theo tính chất, đặc điểm
của từng nội dung thẩm định trong dự án thuỷ điện đề nghị vay vốn, tuỳ từng khách hàng và điều kiện thực tế, cán bộ thẩm định đã sử dụng linh hoạt các phương pháp theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện.
- Các bước thẩm định được sắp xếp một cách khoa học qua đó phương
pháp thẩm định theo trình tự được áp dụng và mang lại hiệu quả cao cho công tác thẩm định dự án thuỷ điện. Việc thẩm định tổng quát được áp dụng khi cán bộ thẩm định xem xét hồ sơ dự án và xem xét sơ bộ một số nội dung cơ bản của dự án. Nếu trong lúc thẩm định sơ bộ, cán bộ thẩm định phát hiện những sai sót của dự án thì việc bác bỏ sớm dự án sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và công sức cho việc thẩm định. Sau đó việc thẩm định chi tiết được tiến hành với những nội dung quan trọng trước theo đó kết luận về một số nội dung quan trọng này của dự án bị bác bỏ thì cũng giúp rút ngắn thời gian thẩm định.
- Tại Chi nhánh, phương pháp thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
được sử dụng chủ yếu với phần mềm Excel và được chuẩn hoá trong tài liệu Hướng dẫn sử dụg Excel trong tính tốn hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ và các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư. Đặc biệt việc xây dựng và tính tốn các
bảng biểu được thực hiện lại từ đầu khi thẩm định một dự án thuỷ điện chứ không căn cứ và tin tưởng hồn tồn vào tính tốn của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn nên mang lại sự chính xác cao. Phương pháp phân tích độ nhạy bằng cách sử dụng công cụ Table trong Microsoft Excel và phân tích rủi ro bằng phần mềm Crystal Ball - phần mềm phân tích mơ phỏng cũng đã được áp dụng khi thẩm định.
- Ngoài các phương pháp thẩm định được thực hiện đối với hồ sơ dự án,
cán bộ thẩm định còn thực hiện phương pháp khảo sát thực tế để kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của những thơng tin được cung cấp từ hồ sơ khách hàng cung cấp. Việc khảo sát thực tế địa điểm xây dựng đối với dự án thuỷ điện là vơ cùng quan trọng vì địa điểm sẽ ảnh hưởng đến chi phí xây dựng cũng như tính khả thi của dự án. Ngoài ra, việc cán bộ thẩm định trực tiếp xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư trước khi cho vay dự án sẽ giúp cán bộ thẩm định đánh giá chính xác hơn về tiềm năng cũng như kinh nghiệm trong khai thác dự án thuỷ điện. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của dự án sau này.
2.3.2.3 Về tổ chức thẩm định
- Việc thẩm định dự án thuỷ điện được thực hiện hai lần bởi hai khối
Phịng tại Chi nhánh đó là khối Phịng Quản lý khách hàng (Phòng Khách hàng doanh nghiệp) và Phịng Quản lý rủi ro. Từ đó, thẩm định dự án thuỷ điện tại Chi nhánh có thể được coi là kỹ càng hơn nhiều lần so với việc thẩm định ở một số phòng giao dịch trong hệ thống hay ở các ngân hàng khác. Nhờ vậy mức độ tin cậy của kết quả thẩm định dự án thuỷ điện tại Chi nhánh là khá cao.
- Cơ chế hỗ trợ của Hội sở chính (cụ thể là Ban khách hàng doanh nghiệp
lớn, Ban Quản lý rủi ro tín dụng) đối với cơng tác thẩm định dự án thuỷ điện là một lợi thế giúp Chi nhánh nâng cao chất lượng thẩm định của mình bởi một số lý do sau. Thứ nhất, công tác thẩm định trên Hội sở chính được chun mơn hố cho các cán bộ thẩm định. Theo đó, nhóm cán bộ thẩm định dự án thuỷ điện có chun mơn và kinh nghiệm trong quá trình thẩm định dự án loại này sẽ giúp đỡ
được cán bộ thẩm định ở cấp Chi nhánh. Thứ hai, Chi nhánh BIDV Nam Gia
Lai mới được thành lập vào tháng 7 năm 2013 trên cơ sở chia tách từ Chi nhánh BIDV Gia Lai. Do đó, một số cán bộ có kinh nghiệm thẩm định về dự án thuỷ điện là các cán bộ chủ yếu ở lại Chi nhánh BIDV Gia Lai. Từ đó, nhờ có cơ chế
hỗ trợ này, những cán bộ mới được tuyển dụng khi cần tìm hiểu kinh nghiệm về các dự án thuỷ điện có thể nhờ sự giúp đỡ của những cán bộ có kinh nghiệp từ Chi nhánh BIDV Gia Lai và Hội sở chính. Thứ ba, Hội sở chính là đầu mối tập trung theo dõi các dự án thuỷ điện trong toàn hệ thống đồng thời trực tiếp thẩm định những dự án thuỷ điện lớn. Vì vậy, Hội sở chính có khả năng cung cấp thông tin, phương pháp thẩm định đối với các dự án tương tự làm cơ sở cho cán bộ thẩm định tại Chi nhánh thực hiện thẩm định dự án của mình.
2.3.3 Các hạn chế trong thẩm định dự án thủy điện 2.3.3.1 Về nội dung thẩm định 2.3.3.1 Về nội dung thẩm định
Mặc dù thẩm định dự án thuỷ điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai được thực hiện đầy đủ trên các nội dung nhưng mức độ chú trọng đến một số nội dung quan trọng còn chưa đạt yêu cầu.
- Xem xét khía cạnh kỹ thuật của dự án: Đây có thể coi là một trong
những nội dung mà chất lượng thẩm định của cán bộ tại Chi nhánh không được cao bởi hiểu biết chuyên môn cũng như kinh nghiệm về lĩnh vực thuỷ điện của các cán bộ thẩm định thường hạn chế. Mặc dù đã có Quy định về cho vay dự án thuỷ điện trong đó hướng dẫn một số nội dung cơ bản về phương diện kỹ thuật nhưng mức độ hiệu quả của hướng dẫn cịn hạn chế. Do đó, việc thẩm định nội dung kỹ thuật thường chỉ được thực hiện bằng cách tham khảo qua Hồ sơ dự án và Báo cáo thẩm định của các cơ quan liên quan như Bộ công thương, Sở công thương. Vấn đề thuê tư vấn để thẩm định khía cạnh kỹ thuật đã từng được đề cập đến nhưng chưa được thực hiện tại Sở giao dịch. Mặt khác, một khi đã tham khảo Hồ sơ dự án thì vấn đề năng lực lập dự án và kinh nghiệm của đơn vị tư vấn do chủ đầu tư thuê cần được xem xét kỹ càng. Tuy nhiên, nội dung này mới chỉ được quan tâm ở mức độ hạn chế và được áp dụng đối với một số dự án gần đây. Tại Chi nhánh hiện chưa có sự tổng hợp so sánh giữa các đơn vị tư vấn khác nhau và cũng chưa có sự đánh giá mức độ trung bình về các điều kiện cần có đối với một đơn vị tư vấn.
- Về khía cạnh thị trường của dự án thuỷ điện: Đây là một nội dung quan
trọng vì nội dung này ảnh hưởng lớn đến đầu ra và cụ thể là đến doanh thu của dự án. Việc phân tích nội dung này tại Chi nhánh chủ yếu dựa trên số liệu về tình hình cung cầu điện được dự báo từ những Quy hoạch điện và một số phân tích dự
báo khác. Đặc biệt tài liệu thường xuyên được sử dụng là Quy hoạch điện VII – quy hoạch điện tổng quát nhất và mới nhất hiện nay. Tuy nhiên Quy hoạch này được chính thức phê duyệt từ năm 2011 và đã bộc lộ một số hạn chế về sự thiếu