CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH
3.4 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án thuỷ điện tạ
3.4.4.2 Đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng kỹ năng, đạo đức cho độ
hiểu biết kỹ thuật về dự án thuỷ điện mà đồng ý hoàn toàn với tư vấn thẩm định của chủ đầu tư mà có thể dẫn tới bỏ qua những sai sót mà cán bộ khơng biết.
Giải pháp này sẽ giúp giải quyết triệt để nhất vấn đề của các cán bộ thẩm định hiện nay về hiểu biết kỹ thuật đối với dự án thuỷ điện. Bởi những cán bộ mới được tuyển dụng này được học về điện nói chung và thuỷ điện nói riêng trong suốt thời gian tại trường đại học nên hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực này là thế mạnh của họ. Việc các cán bộ thẩm định khơng có hiểu biết nhiều về lĩnh vực này có thể tham khảo ý kiến của những cán bộ này sẽ đồng thời nâng cao khả năng thẩm định khía cạnh kỹ thuật của các cán bộ trong Chi nhánh.
3.4.4.2 Đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng kỹ năng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ thẩm định cán bộ thẩm định
- Về trình độ, kỹ năng:
Đối với cán bộ thẩm định tại Chi nhánh Nam Gia Lai thì những khố đào tạo nâng cao trình độ hiểu biết về dự án thuỷ điện, bồi dưỡng thêm kỹ năng thẩm định là thật sự hữu ích để nâng cao khả năng thẩm định dự án thuỷ điện. Điều đó xuất phát từ lý do cán bộ thẩm định hiện nay tại Chi nhánh Nam Gia Lai chủ yếu hiểu biết khá sâu về kinh tế nhưng không mấy hiểu biết về ngành điện nói chung và thuỷ điện nói riêng. Nền tảng kinh tế là quan trọng tuy nhiên để thẩm định dự án mà không hiểu biết về lĩnh vực dự án hoạt động của dự án thì hiệu quả thẩm định chắc chắn khơng cao. Vì vậy, các khóa đào tạo về thẩm định dự án thuỷ điện là cần thiết.
Trong khố đào tạo thì hiểu biết kỹ thuật về dự án thuỷ điện và đặc biệt việc ứng dụng hiểu biết này vào việc thẩm định dự án thuỷ điện cũng như một số kỹ năng như kỹ năng khai thác thơng tin, kỹ năng lập bảng tính hiệu quả tài chính... cần được quan tâm giảng dạy. Để nâng cao tính ứng dụng của việc đào tạo, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai cần lưu ý cán bộ giảng dạy nêu kèm nhiều ví dụ về các dự án thuỷ điện trong khi giảng bài.
Hơn nữa, trong khi học cần tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định được thực hành thẩm định dự án thuỷ điện mà có ứng dụng những gì đã học.
Ngồi ra, các khố đào tạo cần được thiết kế theo nhiều cấp độ từ cơ bản đến chuyên sâu hơn để cho cán bộ thẩm định có thể theo kịp. Việc thiết kế các khoá học theo nhiều cấp độ sẽ giúp cán bộ thẩm định có hiểu biết căn bản về thủy điện và dễ dàng phát triển kỹ năng, hiểu biết chuyên sâu dựa trên nền tảng căn bản đã có.
Các khố học cũng cần đảm bảo được tính định kỳ và cập nhật. Tức là các khố học khơng phải chỉ tổ chức một lần bởi các kiến thức cần biết tương đối nhiều nếu dồn hết vào trong một thời gian ngắn cán bộ thẩm định khó mà nắm bắt hết. Bên cạnh đó, các khố học định kỳ sẽ giúp cán bộ thẩm định có nhiều khả năng chọn thời gian học phù hợp để phát huy tốt nhất hiệu quả học tập của mình. Bởi các cán bộ khác nhau sẽ có thời gian rảnh rỗi khác nhau. Việc các cán bộ hiện đã có q nhiều cơng việc phải theo học thêm khoá đào tạo sẽ tạo áp lực và căng thẳng cho cán bộ này. Đương nhiên, khi phải lựa chọn hiệu quả công việc và việc học tập, phần đông cán bộ sẽ lựa chọn hiệu quả công việc. Khả năng này nếu xảy ra sẽ làm giảm hiệu quả đào tạo, gây lãng phí tiền của cũng như cơng sức tổ chức ra các khố đào tạo của Chi nhánh Nam Gia Lai. Các khoá học mới cũng cần cập nhật thêm kiến thức mới về lĩnh vực thuỷ điện vì mỗi giai đoạn khác nhau kỹ thuật phù hợp với các dự án thuỷ điện cũng khác nhau, đòi hỏi sự liên hệ thực tế cũng khác nhau.
Thêm vào đó, những chuyến đi thực tế kết hợp giảng dạy cũng sẽ giúp cán bộ thẩm định có hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực thuỷ điện đồng thời am hiểu về kỹ năng khảo sát thực tế đối với dự án thuỷ điện - một kỹ năng quan trọng mà cán bộ thẩm định khối kinh tế thường không nắm rõ.
- Về đạo đức:
Đối với cán bộ thẩm định nói chung và cán bộ thẩm định dự án thuỷ điện nói riêng, đạo đức nghề nghiệp có thể coi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Cán bộ thẩm định cần là người có trách nhiệm, trung thực và tơn trọng nghề nghiệp của mình. Dĩ nhiên, vấn đề đạo đức phần lớn là do bản thân người cán bộ tự tu dưỡng rèn luyện nhưng Chi nhánh Nam Gia Lai cũng cần có những chính sách nhất định để động viên tinh thần và tạo động lực cho cán bộ thẩm định trong việc giữ gìn đạo đức của bản thân.
Chính sách tiền lương là một trong những chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc động viên người lao động nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng. Tiền lương ở mức phù hợp, không quá thấp sẽ dễ tạo sự gắn bó giữa cán bộ và Chi nhánh Nam Gia Lai. Hơn nữa, tiền lương vừa phải còn giúp cán bộ thẩm định có được mức sống vừa phải. Do đó, những suy nghĩ tiêu cực, hành động khơng trung thực vì tình hình tài chính khó khăn sẽ được hạn chế.
Thêm vào đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai cũng cần quan tâm đến chính sách khen thưởng khi cán bộ thẩm định dự án thuỷ điện làm tốt. Qua việc đánh giá hiệu quả thẩm định dự án thuỷ điện, Chi nhánh Nam Gia Lai có thể theo dõi những dự án thuỷ điện nào sau khi được chấp thuận cho vay thì hoạt động tốt hoặc thực hiện tốt việc trả nợ. Những cán bộ thẩm định những dự án thuỷ điện đó cần được khen thưởng bởi nếu cán bộ thẩm định khơng tốt thì dự án có khả năng khơng được cho vay và Chi nhánh Nam Gia Lai sẽ mất đi một khách hàng tiềm năng. Mức thưởng có thể được căn cứ theo mức độ phức tạp của việc thẩm định dự án, theo hiệu quả trả nợ của dự án hoặc theo thời gian trả nợ có xét đến mối quan hệ với độ lớn của từng khoản vay.
Bên cạnh chế độ thưởng, chế độ xử phạt nghiêm minh khi có vi phạm cũng là một vấn đề quan trọng. Lãnh đạo các phịng có chức năng thẩm định dự án cần chú ý xem xét, bao quát được tất cả các nhân viên của mình để có thể kiểm sốt được cơng việc thẩm định do các nhân viên này thực hiện. Trên cơ sở đó, các lãnh đạo có thể phát hiện sớm những biểu hiện không đúng đắn của nhân viên và chấn chỉnh kịp thời hoặc xử lý nghiêm minh với những vi phạm có tính chất nghiêm trọng.
3.4.4.3 Tổ chức các buổi hội thảo, tổng kết kinh nghiệm công tác thẩm định dự án thuỷ điện
Kinh nghiệm là một trong những nhân tố quan trọng giúp con người thành cơng khi muốn làm bất cứ việc gì. Đối với cán bộ thẩm định dự án thuỷ điện thì những kinh nghiệm lại càng quan trọng vì thuỷ điện là lĩnh vực cán bộ thẩm định thuộc khối kinh tế thường khó mà có hiểu biết ngay từ quá trình đào tạo tại trường đại học mà phải qua thời gian học hỏi mới có. Để giúp tăng kinh nghiệm cho cán bộ thẩm định, các buổi hội thảo, tổng kết kinh nghiệm công tác thẩm định dự án thuỷ điện được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
Chi nhánh Nam Gia Lai tổ chức là một trong những cơ hội tốt.
Các buổi hội thảo, tổng kết kinh nghiệm này mang lại những lợi ích sau: - Các buổi hội thảo, tổng kết sẽ là sự đánh giá tồn diện cơng tác thẩm định dự án thuỷ điện ở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai từ đó đưa ra những bài học cần thiết để công tác thẩm định dự án thuỷ điện ngày một tốt hơn. Qua những buổi hội thảo, tổng kết này các cán bộ đã và đang thực hiện việc thẩm định sẽ nhận ra những hạn chế của bản thân để hoàn thiện và ngày càng thẩm định dự án thuỷ điện tốt hơn.
- Đây là cơ hội để các cán bộ thẩm định lâu năm hơn tại Chi nhánh Nam Gia Lai chia sẻ kinh nghiệm cho các cán bộ mới để các cán bộ trẻ thẩm định dự án thuỷ điện tốt hơn. Kinh nghiệm là điều vô giá mà các cán bộ thẩm định trẻ khơng phải dễ dàng có được. Buổi hội thảo, tổng kết kinh nghiệm là cơ hội có một khơng hai để những cán bộ thẩm định này hiểu biết thêm về những gì mình cần làm để thẩm định tốt và tránh mắc những sai lầm khơng đáng có đối với dự án thuỷ điện.
- Cũng có thể các buổi hội thảo, tổng kết này là dịp gặp gỡ giữa cán bộ thẩm định dự án thuỷ điện trên Hội sở chính với các cán bộ tại Chi nhánh Nam Gia Lai để các cán bộ này có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong thẩm định dự án thủy điện. Trong đó, cán bộ thẩm định tại Hội sở chính là những cán bộ thường xuyên tiếp xúc với những dự án thuỷ điện lớn, tổng hợp những thông tin về tất cả các dự án thuỷ điện được thẩm định trong hệ thống. Còn các cán bộ thẩm định tại Chi nhánh lại thường xuyên tiếp xúc với các dự án thuỷ điện cỡ vừa và nhỏ hoặc thẩm định các dự án thuỷ điện lớn với tư cách là đồng tài trợ. Những kinh nghiệm ở những quy mô khác nhau của các dự án thuỷ điện có thể bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Có thể trong thời gian tới những dự án thuỷ điện lớn cũng có thể được Chi nhánh Nam Gia Lai cho vay nên những kinh nghiệm thẩm định đối với dự án thuỷ điện ở bất kỳ quy mô nào cũng cần thiết và quan trọng.
- Tại buổi hội thảo, tổng kết, Chi nhánh Nam Gia Lai có thể tạo cơ hội để cán bộ thẩm định tại Chi nhánh gặp gỡ những chuyên gia có nhiều kiến thức về
dự án thủy điện và công tác thẩm định dự án thuỷ điện để những chuyên gia này có thể nêu lên kinh nghiệm, hiểu biết của họ cho cán bộ thẩm định dự án thuỷ điện tại Chi nhánh học hỏi. Những chuyên gia này có thể là những tư vấn viên cho các dự án thuỷ điện, những chuyên gia đến từ Ban thẩm định thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam hay những chuyên gia đến từ các trường đại học chuyên nghiên cứu và dạy học về điện nói chung và thuỷ điện nói riêng như: Đại học Bách Khoa, Đại học Điện lực,...
Chi nhánh Nam Gia Lai cần chú ý trong các buổi hội thảo, tổng kết nên có hình thức cho cán bộ thẩm định dự án thuỷ điện tại Chi nhánh Nam Gia Lai sau khi lắng nghe có thể đặt câu hỏi cho người trình bày. Hình thức này khơng những tăng sự chú ý, lắng nghe của các cán bộ Chi nhánh mà còn giúp cho sự nắm vững những kinh nghiệm được trình bày được sâu hơn.