Các hạn chế trong thẩm định dự án thủy điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH

2.3 Đánh giá tình hình thẩm định dự án thuỷ điện tại Ngân hàng TMCP

2.3.3 Các hạn chế trong thẩm định dự án thủy điện

2.3.3.1 Về nội dung thẩm định

Mặc dù thẩm định dự án thuỷ điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai được thực hiện đầy đủ trên các nội dung nhưng mức độ chú trọng đến một số nội dung quan trọng còn chưa đạt yêu cầu.

- Xem xét khía cạnh kỹ thuật của dự án: Đây có thể coi là một trong

những nội dung mà chất lượng thẩm định của cán bộ tại Chi nhánh không được cao bởi hiểu biết chuyên môn cũng như kinh nghiệm về lĩnh vực thuỷ điện của các cán bộ thẩm định thường hạn chế. Mặc dù đã có Quy định về cho vay dự án thuỷ điện trong đó hướng dẫn một số nội dung cơ bản về phương diện kỹ thuật nhưng mức độ hiệu quả của hướng dẫn còn hạn chế. Do đó, việc thẩm định nội dung kỹ thuật thường chỉ được thực hiện bằng cách tham khảo qua Hồ sơ dự án và Báo cáo thẩm định của các cơ quan liên quan như Bộ công thương, Sở công thương. Vấn đề thuê tư vấn để thẩm định khía cạnh kỹ thuật đã từng được đề cập đến nhưng chưa được thực hiện tại Sở giao dịch. Mặt khác, một khi đã tham khảo Hồ sơ dự án thì vấn đề năng lực lập dự án và kinh nghiệm của đơn vị tư vấn do chủ đầu tư thuê cần được xem xét kỹ càng. Tuy nhiên, nội dung này mới chỉ được quan tâm ở mức độ hạn chế và được áp dụng đối với một số dự án gần đây. Tại Chi nhánh hiện chưa có sự tổng hợp so sánh giữa các đơn vị tư vấn khác nhau và cũng chưa có sự đánh giá mức độ trung bình về các điều kiện cần có đối với một đơn vị tư vấn.

- Về khía cạnh thị trường của dự án thuỷ điện: Đây là một nội dung quan

trọng vì nội dung này ảnh hưởng lớn đến đầu ra và cụ thể là đến doanh thu của dự án. Việc phân tích nội dung này tại Chi nhánh chủ yếu dựa trên số liệu về tình hình cung cầu điện được dự báo từ những Quy hoạch điện và một số phân tích dự

báo khác. Đặc biệt tài liệu thường xuyên được sử dụng là Quy hoạch điện VII – quy hoạch điện tổng quát nhất và mới nhất hiện nay. Tuy nhiên Quy hoạch này được chính thức phê duyệt từ năm 2011 và đã bộc lộ một số hạn chế về sự thiếu chính xác trong cơng tác dự báo. Vì vậy căn cứ hoàn toàn vào số liệu dự báo trong Quy hoạch này sẽ làm cho việc thẩm định nội dung thị trường của dự án khó chính xác. Việc thu thập thơng tin cập nhật hơn về cung cầu điện ở Việt Nam mặc dù được xác định là có thể khai thác từ những khách hàng lâu năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện mà có quan hệ với Chi nhánh nhưng việc tận dụng được mối quan hệ này chưa được hiệu quả.

Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định dự án thường quan niệm chỉ cần có thoả thuận mua điện sản xuất ra từ dự án thuỷ điện của Tổng công ty điện lực Việt Nam - EVN thì dự án sẽ được đảm bảo chắc chắn về đầu ra. Quan niệm này là chưa chính xác bởi một số lý do sau. Thứ nhất, mặc dù một số dự án có cơng suất khá cao nhưng khơng phải tồn bộ sản lượng điện do dự án sản xuất ra đều sẽ được tiêu thụ hết vào tất cả các thời điểm trong năm, các thời gian khác nhau trong ngày. Vào mùa khô hay giờ cao điểm, tình trạng thiếu điện thường xuyên xảy ra thì sản lượng điện sẽ được coi như là tiêu thụ hết. Nhưng vào những mùa khác hay giờ thấp điểm, các trung tâm điều độ điện sẽ khống chế sản lượng điện sản xuất ra từ các nhà máy sản xuất điện nói chung và các nhà máy thuỷ điện nói riêng. Vì thế, những thời điểm đó doanh thu đầu ra của các dự án sẽ

không đạt được cao ứng với 100% công suất. Thứ hai, những thoả thuận mua

điện của EVN được xem xét nhiều trường hợp chỉ có thoả thuận sơ bộ về giá bán điện. Đến khi đàm phán thực tế, các nhà máy điện này thường bị EVN ép giá bởi EVN là người mua duy nhất tại thị trường điện hiện nay. Do đó, giá bán điện có thể thấp hơn so với tính tốn trong hồ sơ dự án tại thời điểm thẩm định. Điều này

gây khó khăn cho việc trả nợ của dự án đối với Ngân hàng. Thứ ba, trong thời

gian tới thị trường phát điện cạnh tranh được hình thành. Như vậy, dự án sẽ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trong việc sản xuất điện. Theo đó, giá thành sản xuất điện của dự án càng thấp thì khả năng cạnh tranh trên thị trường điện của dự án càng cao và khơng có gì đảm bảo tồn bộ lượng điện của nhà máy sẽ được tiêu thụ hết.

- Về quan niệm, việc sử dụng phần mềm Crystal Ball đối với Chi nhánh trong việc phân tích rủi ro dự án thuỷ điện được xem là hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng phần mềm này trong phân tích dự án thuỷ điện vẫn chưa được thực hiện rộng rãi. Từ trước đến nay, Chi nhánh mới chỉ sử dụng phần mềm này khi thẩm định dự án một lần. Hiện vẫn chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng Crystal Ball khi thẩm định rủi ro của dự án, cán bộ thẩm định tại Chi nhánh cũng ít người biết cách sử dụng phần mềm này. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp truyền thống Excel tuy phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn.

- Phương pháp thẩm định chi phí vận hành và bảo dưỡng của dự án thuỷ

điện: Chi phí vận hành và bảo dưỡng là một yếu tố quan trọng của dòng tiền. Tuy nhiên, chi phí này mới được tính tốn bằng một tỷ lệ % trên chi phí xây lắp và thiết bị. Việc xác định tỷ lệ % này chủ yếu căn cứ vào một số dự án tương tự và kinh nghiệm của đơn vị lập dự án và cán bộ thẩm định cũng đồng ý với cách xác định này. Trong khi việc xác định chi phí này có thể thực hiện bằng cách tổng hợp chi phí theo từng yếu tố cần thiết cho quá trình vận hành nhà máy thuỷ điện như nhân cơng, chi phí quản lý và mang lại mức độ chính xác cao hơn.

2.3.3.3 Về tổ chức thẩm định

- Với việc thẩm định được tiến hành bởi hai khối phòng mặc dù giúp cho

việc thẩm định dự án được kỹ càng hơn nhưng lại bộc lộ hạn chế nhất định. Khối phòng Quản lý khách hàng chịu trách nhiệm chính thẩm định dự án thuỷ điện nhưng lại khơng phải là khối có quyết định cuối cùng về việc có đưa ra đề xuất tín dụng lên cấp có thẩm quyền phê duyệt có cho dự án vay vốn hay khơng. Khối phòng này sau khi thẩm định dự án nếu nhận thấy dự án khả thi sẽ chuyển Đề xuất tín dụng cho Phịng Quản lý rủi ro để tiến hành thẩm định rủi ro. Nếu phòng Quản lý rủi ro khơng cho rằng dự án khả thi thì việc cho vay đối với dự án chưa chắc được chấp thuận. Việc khơng được tồn quyền quyết định đối với kết quả thẩm định của mình mặc dù là khối chịu trách nhiệm chính đã phần nào làm giảm động lực trong việc thẩm định dự án thuỷ điện của dự án thuỷ điện.

- Tại Chi nhánh, việc tổ chức thẩm định dự án thuỷ điện chưa được

chun mơn hố chính thức. Nghĩa là khi có nhiệm vụ thẩm định một dự án thuỷ điện Trưởng phòng Quản lý khách hàng (hoặc phịng Tài trợ dự án) có thể giao cho bất cứ cán bộ nào trong phịng của mình thẩm định dù cán bộ đó có kinh nghiệm trong lĩnh vực thuỷ điện hoặc khơng. Bên cạnh đó, lực lượng thực hiện

cơng tác thẩm định tại Chi nhánh (cán bộ tín dụng) được xác định tại thời điểm hiện nay vào khoảng 40 người (tính cả các trưởng, phó phịng) tức là hơn 30% số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh. Tuy nhiên, số cán bộ thẩm định có khả năng hiểu biết và thẩm định hiệu quả được dự án thủy điện chỉ chưa được 1/5 số cán bộ thẩm định (đa số là cán bộ trẻ có thời gian công tác từ 1-5 năm, chủ yếu cho vay lĩnh vực nông nghiệp). Hạn chế về lực lượng cán bộ này sẽ cản trở việc đảm bảo chất lượng thẩm định khi có quá nhiều dự án thuỷ điện cần phải thẩm định cùng một thời điểm. Trường hợp thứ nhất, nếu giao các cán bộ khác không hiểu biết nhiều về lĩnh vực thuỷ điện thì chất lượng thẩm định khó mà đảm bảo, những sai sót trong q trình thẩm định cũng có khả năng xảy ra lớn hơn. Cịn trường hợp khác, nếu vẫn giao nhiệm vụ thẩm định quá nhiều dự án thuỷ điện cùng một lúc cho những cán bộ thẩm định có kinh nghiệm thì sẽ tạo áp lực cơng việc q lớn cho đội ngũ này đồng thời cũng làm giảm hiệu quả công việc. Như vậy, việc chun mơn hố trong thẩm định dự án thuỷ điện gặp phải khó khăn khi lực lượng có thể chun mơn hố khá mỏng.

- Do tính đặc thù của lĩnh vực thuỷ điện nên các dự án thuỷ điện khá phức

tạp. Việc thuê đơn vị tư vấn hỗ trợ trong việc thẩm định các dự án thuỷ điện cũng đã từng được xem xét. Tuy nhiên, những quy định về giá thuê cũng như cách thức làm việc và phân chia trách nhiệm đối với kết quả thẩm định giữa Chi nhánh và đơn vị tư vấn thì chưa được đề cập. Mặt khác, cơng tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Chi nhánh cũng chưa từng có tiền lệ này nên cũng gây tâm lý ngại áp dụng cái mới cho cán bộ thẩm định. Hơn nữa, việc thuê tư vấn cũng không phải với dự án nào cũng nên áp dụng vì sẽ gây tâm lý ỷ lại cho cán bộ thẩm định. Việc Chi nhánh chủ động về đội ngũ nhân lực thực hiện thẩm định vẫn tốt hơn so với phụ thuộc vào bên ngồi.

- Cơng tác tổng hợp thông tin từ các dự án thuỷ điện đã được thẩm định

để tích luỹ kinh nghiệm cho cán bộ thẩm định tại Chi nhánh chưa được quan tâm đúng mực. Các dự án mặc dù có được theo dõi về việc giải ngân (tiến độ thực hiện, hoạt động trong giai đoạn vận hành...) nhưng tình hình chung về các dự án thuỷ điện và quan trọng nhất những bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác thẩm định từ tình hình đó chưa được tổng kết để phổ biến cho cán bộ thẩm định tại Chi nhánh. Do đó, tác dụng nâng cao hiệu quả thẩm định của các thông tin này gần như chưa được khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)