Phân tích một số nội dung về khía cạnh kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 52 - 61)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH

2.2 Thực trạng thẩm định dự án đầu tư thủy điện tại BIDV Nam GiaLai

2.2.2.3 Phân tích một số nội dung về khía cạnh kỹ thuật

Các cơng trình thủy điện hầu hết được đầu tư ở khu vực miền núi, địa hình, địa chất phức tạp, quá trình xây dựng và vận hành cơng trình phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện khí tượng, thủy văn. Các dự án thuỷ điện có đặc trưng là tính phức tạp cao về mặt kỹ thuật, khối lượng thi công lớn, tập trung nhiều nhân lực và thiết bị, yêu cầu cao về tính đồng bộ, chất lượng và tiến độ, cần nhiều tài liệu khảo sát địa hình, địa chất, khí tượng và thủy văn để bố trí và tính tốn kết cấu cơng trình, tính tốn thủy năng kinh tế năng lượng, lựa chọn các thông số, lựa chọn thiết bị và giải pháp thi cơng và cuối cùng là đánh giá tính hiệu quả đầu tư của dự án. Vì vậy, năng

lực của đơn vị tư vấn lập dự án là rất quan trọng. Để đảm bảo chất lượng cơng trình và đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, chủ đầu tư cần thiết phải lựa chọn các đơn vị tư vấn chuyên ngành khi lập, thẩm định và giám sát quá trình đầu tư dự án.

Các vấn đề kỹ thuật chủ yếu cần đánh giá đối với các dự án thủy điện được nêu dưới đây:

a. Địa điểm đầu tư:

Địa điểm đầu tư dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện thi công, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, tiến độ thực hiện, chi phí đầu tư và hiệu quả của dự án. Do đó, khi thẩm định về địa điểm đầu tư dự án cần xem xét một số yếu tố liên quan dưới đây:

- Vị trí địa lý, số lượng/mật độ phân bố hệ thống sơng, suối; các đặc trưng

về hình thái lưu vực.

- Hệ thống giao thông: xem xét hiện trạng hệ thống đường giao thông trong

và ngồi cơng trường, phương án vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị cũng như phương án giao thông phục vụ vận hành cơng trình, cụ thể như sau:

+ Sử dụng đường giao thơng sẵn có hay phải đầu tư mới/sửa chữa;

+ Chi phí đầu tư mới/sửa chữa (nếu có): sẽ do Chủ đầu tư bỏ kinh phí hay

được hỗ trợ toàn bộ/1 phần từ nguồn vốn Ngân sách; chi phí đầu tư chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng chi phí đầu tư;

+ Khoảng cách từ địa điểm đầu tư dự án đến các điểm cung ứng nguyên, vật

liệu phục vụ cho việc xây dựng cơng trình (cát, đá, xi măng, sắt thép…): Yếu tố này ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, giá thành vật liệu, tiến độ thực hiện dự án, giá thành cơng trình cũng như suất đầu tư.

- Mức độ sẵn có của các yếu tố đầu vào:

+ Các mỏ khai thác nguyên vật liệu;

+ Nguồn cung cấp điện, nước phục vụ cho xây dựng và sinh hoạt;

+ Hệ thống thông tin liên lạc;

+ Nhân công, lao động.

+ Trình độ dân trí;

+ Phân bố, điều kiện kinh tế, phong tục, tập quán của dân cư…

Trên cơ sở này, Chi nhánh đưa ra đánh giá về những thuận lợi, khó khăn trong việc lựa chọn vị trí/địa điểm xây dựng dự án.

b. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn

Đây là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ cho việc tính tốn, lựa chọn các thơng số kỹ thuật của cơng trình cũng như đánh giá hiệu quả về năng lượng của nhà máy thủy điện. Khi thẩm định điều kiện khí tượng thuỷ văn, Chi nhánh cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tài liệu khí tượng, thuỷ văn sử dụng tính tốn:

+ Độ tin cậy của các số liệu khí tượng, thuỷ văn sử dụng trong tính tốn: Số

liệu về khí tượng, thuỷ văn được thu thập trực tiếp tại các trạm trên sơng/suối có xây dựng Nhà máy hay mượn/tham khảo từ các trạm khí tượng thuỷ văn khác (trên cùng lưu vực hay ngoài lưu vực xem xét);

+ Tính liên tục của các số liệu khí tượng, thuỷ văn.

- Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn:

+ Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm, phân bố lượng mưa trong năm…

+ Các đặc trưng về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ gió, sự bốc hơi…

+ Lưu lượng: Chuẩn dòng chảy năm, tổng lượng dòng chảy năm, dòng chảy

mùa kiệt; dòng chảy mùa lũ...

Lưu ý: Những năm gần đây, biến đổi khí hậu theo chiều hướng giảm mưa dơng, tăng hạn hán (cả về tần suất và cường độ), mùa lạnh thu hẹp, bão tăng về tần suất... dẫn tới thiếu nước cho phát điện. Đồng thời, thiên tai, lũ lụt cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng khiến nhiều dự án chậm tiến độ phát điện so với dự kiến của các đơn vị . Thêm vào đó, tình trạng đầu tư dàn trải, ồ ạt nhiều dự án mới, đặc biệt là các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã tác động xấu tới khả năng về nguồn nước phục vụ phát điện của các dự án cũ trong quy hoạch và của bản thân dự án mới được bổ sung. Vì vậy, ngồi việc thẩm định điều kiện khí tượng thuỷ văn của dự án, Chi nhánh cần tham khảo các dự án trên cùng bậc thang, dự án tương tự trong khu vực để có đánh giá tổng thể.

c. Điều kiện địa hình, địa chất, địa chấn

Điều kiện địa hình, địa chất tại khu vực đầu tư dự án có tác động đến điều kiện thi cơng cơng trình, độ ổn định và bền vững của cơng trình. Các yếu tố liên quan đến điều kiện địa hình, địa chất bao gồm:

- Điều kiện địa hình:

+ Mức độ phức tạp về địa hình địa mạo tại địa điểm xây dựng;

+ Độ cao, độ dốc của địa hình khu vực xây dựng;

+ Mức độ khảo sát địa hình: Hệ thống các mốc khống chế tọa độ, cao độ;

Các bản đồ địa hình, các mặt cắt địa hình thực đo.

- Điều kiện địa chất, địa chấn:

+ Đặc điểm địa chất khu vực cơng trình: Địa tầng, kiến tạo.

+ Mức độ đứt gãy địa chất khu vực xây dựng;

+ Độ sâu, rộng của các hang Karst (các tơ), độ phong hố của đá (nếu có);

+ Nguy cơ xảy ra động đất, cấp độ động đất tối đa…

+ Mực nước ngầm, các tính chất hóa học của nước ngầm trong đất đá nền.

+ Các tính chất cơ lý của đất đá nền.

Để có thể đánh giá được các yếu tố về địa hình, địa chất khu vực dự án, Chi nhánh căn cứ vào các kết quả khảo sát, kết luận của đơn vị tư vấn lập dự án, đặc biệt là kết luận của tư vấn thẩm định báo cáo đầu tư/dự án đầu tư (nếu có) và ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan để kết luận dự án/cơng trình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào: động đất, đứt gãy, thẩm thấu, hang các tơ..., có đảm bảo hoạt động được bình thường khơng.

Đối với nội dung đánh giá điều kiện khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất và địa chấn, cần lưu ý các khuyến cáo và đánh giá của tư vấn thẩm định, các ban, ngành về:

- Khối lượng công việc thăm dò, khảo sát;

- Độ tin cậy của các số liệu được sử dụng;

- Sự phù hợp về phương pháp tính tốn;

- Các giải pháp kỹ thuật khắc phục những điểm yếu về địa chất (biện pháp thi công, lựa chọn vật liệu xây dựng, kết cấu hạng mục cơng trình,…) (nếu có)

Chi nhánh cần xem xét các giải trình của đơn vị tư vấn thiết kế về các kiến nghị của tư vấn thẩm định cũng như các ban, ngành để có thể đưa ra kết luận đầy đủ về điều kiện khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất và địa chấn tại khu vực xây dựng dự án cần làm sáng tỏ trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán.

d. Thiết bị của cơng trình

Thơng thường một cơng trình thủy điện sẽ có các hệ thống thiết bị sau: Hệ thống thiết bị cơ khí thuỷ cơng, hệ thống thiết bị cơ khí thủy lực, hệ thống thiết bị điện và hệ thống thiết bị vệ sinh môi trường. Chi tiết từng hạng mục của các hệ thống thiết bị như sau:

- Thiết bị cơ khí thuỷ cơng:

+ Cửa lấy nước: Các cửa van vận hành, cửa van sửa chữa, lưới chắn rác,

thiết bị nâng hạ cửa van (xilanh thủy lực hoặc cầu trục);

+ Hầm (cống) dẫn dịng thi cơng: Cửa van , thiết bị nâng hạ cửa van…;

+ Đập tràn: Cửa van (van cung hoặc van phẳng), thiết bị nâng hạ cửa van…;

+ Đường ống thép hở hoặc đường ống thép lót trong đường hầm (nếu có);

+ Nhà máy thuỷ điện: Van cầu (van đĩa) trước turbin thủy lực, cầu trục gian

máy, cửa van và thiết bị nâng hạ cửa van ở hạ lưu nhà máy.

- Thiết bị cơ khí thuỷ lực:

+ Turbin thuỷ lực;

+ Máy phát điện, hệ thống kích từ;

+ Thiết bị điều khiển;

+ Bộ điều tốc;

+ Hệ thống thiết bị phụ trợ khác: Hệ thống bơm khô và làm mát tổ máy, hệ

thống tiêu nước, hệ thống khí nén, hệ thống đo lường thuỷ lực, hệ thống cứu hỏa...

+ Trạm biến áp/máy biến áp;

+ Thiết bị trạm phân phối điện (kín hoặc hở);

+ Hệ thống đường dây truyền tải đến điểm đấu nối;

+ Hệ thống phát điện dự phòng;

+ Hệ thống cấp điện tự dùng;

+ Hệ thống chiếu sáng.

- Thiết bị vệ sinh môi trường:

+ Hệ thống thơng gió và điều hịa khơng khí trong nhà máy thủy điện;

+ Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất…

Các thiết bị cơ khí thủy cơng hiện nay đã được sản xuất trong nước có chất lượng tốt và giá thành rẻ.

Các thiết bị cơ khí thủy lực của Nhà máy thủy điện thường được nhập khẩu từ các nước G7, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc tuỳ thuộc vào qui mơ, thơng số và tính phức tạp của từng Nhà máy. Nhìn chung, các thiết bị của các nước G7 và Nga có độ ổn định tốt hơn các thiết bị của Trung Quốc. Tuy nhiên, các thiết bị từ Ấn Độ và Trung Quốc có giá thành rẻ hơn và hiện đang được lựa chọn để lắp đặt cho nhiều cơng trình thuỷ điện.

Khi thẩm định về phần thiết bị của cơng trình cần chú ý đến ý kiến của tư vấn về lựa chọn công nghệ, số lương tổ máy, khả năng cung cấp thiết bị (những thiết bị do tư vấn thiết kế chọn có hợp lý hay khơng, có nhiều nhà chế tạo khơng, có áp dụng cơng nghệ tiên tiến khơng, điều kiện chế tạo và vận chuyển có những thuận lợi hay khó khăn gì).

e. Các hạng mục cơng trình chính và giải pháp kết cấu

Tuỳ thuộc vào quy mô dự án, loại Nhà máy thuỷ điện, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn tại địa phương dự kiến xây dựng cơng trình, điều kiện thi cơng của các nhà thầu,… một cơng trình thuỷ điện có thể có nhiều hạng mục cơng trình khác nhau, các hạng mục cơng trình này được bố trí, tính tốn lựa chọn vị trí, quy mơ và kết cấu. Thơng thường, một dự án thuỷ điện có những hạng mục cơng trình chính và phụ trợ được tính từ thượng lưu đến hạ lưu như sau:

Các dự án khơng có hồ điều tiết mùa/năm, sử dụng nguồn nước trực tiếp từ các hệ thống sông/suối nhỏ mà nguồn nước không đảm bảo phát điện ổn định rất khó phát điện theo cơng suất lắp máy trong điều kiện biến đổi thời tiết như hiện nay.

e2. Cụm cơng trình đầu mối

- Đập dâng (Thường có kết cấu là đập bê tơng thường (CVC), đập bê tông

đầm lăn (RCC), đập đất đá hoặc đập đá đổ bê tông bản mặt (CFRD)).

- Đập tràn (đập tràn có cửa van điều tiết hoặc khơng có cửa van điều tiết,

đập tràn bố trí lịng sơng hoặc đập tràn bố trí bên vai đập); đập tràn thường có kết cấu bê tơng cốt thép.

- Bể lắng cát và cống xả cát (thường không cần thiết đối với các cơng trình

có hồ chứa lớn). Đối với các cơng trình thủy điện nhỏ hiện nay, do hồ chứa thường rất bé nên phải bố trí bể lắng cát và cống xả cát, tránh hiện tượng phù sa lắng đọng lọt vào đường dẫn nước qua cửa nhận nước.

- Cơng trình dẫn dịng thi cơng (cống hoặc hầm dẫn dòng).

- Các đê quây thượng lưu và hạ lưu (thường đắp bằng đất đá, chống thấm

bằng đất sét).

e3. Tuyến năng lượng

- Cửa lấy nước: Lấy nước từ hồ chứa vào các cơng trình dẫn nước và dẫn

đến nhà máy thuỷ điện. Cửa lấy nước được bố trí trong hoặc ngồi thân đập, có kết cấu bê tơng cốt thép, kiểu tháp tựa bờ (nếu bố trí ngồi thân đập). Cửa lấy nước gồm: ngưỡng vào, lưới chắn rác, các cửa van cùng thiết bị đóng mở, thiết bị vớt rác, ống thơng khí và ống cân bằng áp lực nước khi mở cửa van, kết cấu nối tiếp với đường dẫn nước.

- Đường dẫn nước: Thường có kết cấu là ống thép hở, ống thép bọc bê tông

hoặc đường hầm đào trong đá (có lót thép hoặc khơng lót thép, có vỏ bê tơng hoặc khơng có vỏ bê tơng). Có khi đường dẫn nước có kết cấu kết hợp của các loại nêu trên. Chế độ chảy của nước trong các kết cấu đường dẫn nước kín có thể là có áp, khơng áp hoặc bán áp.

- Bể áp lực (có thể có hoặc khơng): Thường được bố trí ở cuối đường dẫn nước dạng kênh, là cơng trình nối tiếp đường dẫn khơng áp với cơng trình dẫn nước có áp (ống hoặc hầm áp lực) hoặc với đường dẫn nước vào turbin.

- Tháp/giếng điều áp (có thể có hoặc khơng): Thường được bố trí ở phần

nối tiếp giữa đường dẫn nước kín và đường dẫn nước áp lực. Tháp điều áp thường có hình trụ xây nửa nổi, nửa ngầm, có kết cấu vỏ bê tơng cốt thép. Chiều cao tháp được tính tốn phù hợp với chế độ thủy lực của tuyến năng lượng. Giếng điều áp nối tháp điều áp với đường dẫn nước kín phía dưới.

- Đường ống/hầm áp lực: dẫn nước vào turbin, tạo thành tồn bộ hoặc phần

lớn cột nước cho cơng trình.

- Kênh xả/hầm dẫn nước ra khỏi nhà máy.

- Các cơng trình khác: như cống luồn, cầu máng, cầu vượt…

e4. Nhà máy thủy điện: Là cơng trình thuỷ cơng trong đó bố trí các thiết bị động lực (turbin, máy phát điện) và các hệ thống thiết bị phụ trợ khác. Có một số loại Nhà máy thuỷ điện sau:

- Nhà máy thuỷ điện ngang đập hay Nhà máy thuỷ điện kiểu lịng sơng: Bản

thân phần thượng lưu nhà máy là một cơng trình dâng nước thay thế một phần đập dâng.

- Nhà máy thuỷ điện sau đập: Nhà máy được bố trí ngay sau đập dâng.

- Nhà máy thuỷ điện đường dẫn: Nhà máy thuỷ điện với đường dẫn nước

dài, nhà máy đứng riêng biệt, tách khỏi cơng trình đầu mối.

- Nhà máy thủy điện kiểu hở và kiểu ngầm.

e5. Đường hầm/kênh xả sau Nhà máy: Là hạng mục cơng trình dẫn nước từ turbin ra sơng, suối ở hạ lưu nhà máy thủy điện.

e6.Trạm phân phối, đường dây: Là hạng mục cơng trình có nhiệm vụ truyền tải điện năng do nhà máy thủy điện sản xuất ra đến hệ thống truyền tải của vùng (hoặc quốc gia).

Trạm phân phối có hai loại là trạm phân phối kín và trạm phân phối hở. Tại trạm phân phối bố trí các thiết bị điện như sau: Thiết bị đóng cắt, thiết bị chống sét, thiết bị đo đếm, thiết bị biến dòng điện và biến điện áp…

e7. Nhà vận hành

e8. Đường vận hành trong cơng trình e9. Đường giao thơng ngồi cơng trường

Việc lựa chọn công suất lắp máy của nhà máy thuỷ điện phụ thuộc chủ yếu vào hai thơng số chính là cột nước và lưu lượng dịng chảy. Tại các khu vực miền núi, thượng nguồn sông suối, chênh lệch độ cao của địa hình lớn, do đó các cơng trình thủy điện ở khu vực này thường có cột nước cao nhưng hồ chứa lại có dung tích nhỏ. Mặt khác, tại các vùng trung du và hạ du sơng ngịi, cột nước do chênh lệch địa hình thấp, người ta tập trung lưu lượng dịng chảy bằng cách xây dựng các hồ điều tiết. Dung tích hữu ích của hồ chứa càng lớn thì khả năng điều tiết của hồ càng tốt. Phụ thuộc vào hệ số điều tiết của hồ chứa, chia hồ chứa thành các loại: Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)