Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH

2.2 Thực trạng thẩm định dự án đầu tư thủy điện tại BIDV Nam GiaLai

2.2.2.6.2. Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án

Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án được thực hiện theo các bước:

- Xây dựng phương án cơ sở với các giả định tính tốn phù hợp với nội

dung thực tế của dự án, tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ theo phương án cơ cở;

- Phân tích độ nhạy trên cơ sở phương án cơ sở đã xây dựng để đánh giá

mức độ ổn định của hiệu quả tài chính dự án khi một hoặc một số thơng số đầu vào quan trọng biến động so với dự kiến ban đầu.

Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả tài chính của dự án thường được tính tốn gồm: giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) và Thời gian trả nợ vốn vay theo khả năng dự án.

Phương án cơ sở

Phương án cơ sở được xây dựng theo các giả định ban đầu về cơ cấu tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, chi phí sử dụng vốn, giá bán điện, cơng suất huy động, sản lượng điện tiêu thụ, chi phí hoạt động,… phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án tại thời điểm xem xét, thẩm định.

Đồng tiền sử dụng để tính tốn là VND. Trường hợp chủ đầu tư đã có thỏa thuận giá hoặc ký hợp đồng bán điện với EVN bằng ngoại tệ, Chi nhánh quy đổi sang VND theo tỷ giá tại thời điểm tính tốn. Tốc độ tăng/giảm tỷ giá hối đối qua các năm của phương án cơ sở thường là 0%.

Các giả định tính tốn cơ bản cho một dự án thuỷ điện bao gồm:

- Vịng đời tính tốn:

+ Dư án thuỷ điện lớn: 25 - 30 năm;

+ Dự án thuỷ điện vừa và nhỏ: 20 - 25 năm;

- Tổng mức đầu tư, cơ cấu đầu tư (sau khi đã điều chỉnh theo một số nội

dung đã nêu tại mục 7.1.1);

- Cơ cấu các nguồn vốn, chi phí sử dụng từng nguồn;

- Công suất huy động năm đầu và tốc độ tăng/giảm công suất các năm tiếp

theo;

- Điện lượng bình quân năm của dự án, tỷ lệ điện tổn thất và tự dùng;

- Giá bán điện bình quân năm đầu, tốc độ thay đổi giá bán điện;

- Doanh thu hằng năm:

+ Doanh thu từ bán điện = sản lượng điện thương phẩm x giá bán điện bình

quân năm;

+ Nguồn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư (nếu có);

+ Nguồn thu từ phát triển dự án theo cơ chế phát triển sạch CDM (nếu có);

+ Các nguồn thu hợp pháp, hợp lý khác (nếu có).

- Các chi phí hoạt động:

+ Chi phí O&M (chi phí vận hành và bảo dưỡng): Tham khảo quyết định số

2014/QĐ-BCN ngày 13/06/2007 của Bộ Cơng nghiệp, theo đó, khung tính tốn chi phí O&M đối với các dự án thuỷ điện như sau:

✓ Dự án có cơng suất lắp máy > 30 MW: 0,5%-1% (XD+TB) ✓ Dự án có cơng suất lắp máy ≤ 30 MW: 1,0%-2,0% (XD+TB)

+ Chi phí thuê đất (nếu có);

+ Các loại thuế: Thuế TNDN, thuế tài nguyên (áp dụng theo các văn bản

quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan, lưu ý các chế độ ưu đãi);

+ Chi phí lãi vay dài hạn và ngắn hạn (nếu có);

+ Chi phí khấu hao.

Các giả định dùng tính tốn trong phương án cơ sở được xác định trên cơ sở Dự án đầu tư được lập; các quyết định phê duyệt có liên quan và kết hợp với tình hình thực tế của dự án tại thời điểm thẩm định.

Khi tính tốn khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của dự án được xác định từ các nguồn:

- Khấu hao cơ bản

- Lợi nhuận sau thuế

- Thuế VAT trong giai đoạn đầu tư được hoàn

- Các nguồn huy động bổ sung khác ngồi dự án có thể được huy động để

hỗ trợ trả nợ tuỳ theo từng dự án (nếu có).

Phân tích độ nhạy

Việc phân tích độ nhạy dự án thuỷ điện thường được thực hiện với 3 thơng số trọng yếu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án, gồm: Tổng mức đầu tư; Giá bán điện; Điện lượng bình qn hàng năm. Ngồi ra, tuỳ thuộc vào từng dự án Chi nhánh có thể khảo sát thêm ảnh hưởng của một số thông số đầu vào khác như: Lãi suất vay vốn, cơ cấu nguồn vốn, tăng/giảm chi phí hoạt động, tỷ giá hối đối,…

Trên cơ sở kết quả tính tốn phương án cơ sở (NPV, IRR, Thời gian trả nợ theo khả năng) và phân tích độ nhạy, kết hợp với các phân tích về suất đầu tư, thị trường dự án, năng lực tài chính, tiềm năng phát triển, khả năng quản lý vận hành của doanh nghiệp vay vốn và cân đối với lợi ích Ngân hàng thu được, Chi nhánh đánh giá tổng thể về hiệu quả, khả năng trả nợ, mức độ ổn định của hiệu quả tài chính dự án khi những yếu tố đầu vào thay đổi trong phạm vi có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)