CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH
2.2 Thực trạng thẩm định dự án đầu tư thủy điện tại BIDV Nam GiaLai
2.2.2.6 Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án
2.2.2.6.1. Tổng mức đầu tư và phương án nguồn vốn
➢ Tổng mức đầu tư
- Xác định số liệu để phân tích: Trong nhiều trường hợp, hồ sơ dự án có
theo Quyết định phê duyệt dự án; Giá trị Tổng dự toán được phê duyệt theo Quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán; giá trị dự toán từng phần... Nhiệm vụ của Chi nhánh là phải xác định được số liệu nào hợp lý nhất, thơng thường đó là số liệu có tính pháp lý cao nhất.
- Phân tích cơ cấu tổng mức đầu tư: Căn cứ vào hồ sơ dự án/khoản vay
(Dự án đầu tư được lập; Quyết định phê duyệt dự án; Quyết định phê duyệt TKKT - TDT, các tài liệu giải trình của khách hàng và các tài liệu có liên quan khác), Chi nhánh xác định rõ cơ cấu của tổng mức đầu tư này như sau:
+ Theo Quy định tại Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của
Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình: Tổng mức đầu tư là chi
phí dự tính của dự án, bao gồm: Chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí và và chi phí dự phịng.
+ Chi nhánh tính tốn tỷ trọng vốn đầu tư cho từng hạng mục trên, so sánh
với những dự án tương tự. Nếu có sự tăng/giảm bất thường thì cần tìm ra nguyên nhân hợp lý. Ví dụ một dự án xây dựng thủy điện có chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư lớn thì nguyên nhân thường ở việc di dân, tái định canh, định cư cho dân ở khu vực lòng hồ khi xây dựng hồ chứa của cơng trình. Nguồn gốc thiết bị khác nhau cũng sẽ sự chênh lệch đáng kể về giá trị.
- Điều chỉnh một số hạng mục chi phí:
+ Hỗ trợ của tỉnh: Trường hợp dự án được tỉnh hỗ trợ đối với một số chi phí
(thường là chi phí xây dựng đường giao thơng ngồi cơng trường, chi phí di dân, tái định cư…) thì phần được hỗ trợ này phải được tách riêng và tính giảm tổng mức đầu tư;
+ Đường dây truyền tải điện: Trong phương án đấu nối điện từ nhà máy vào
hệ thống điện quốc gia, một hoặc một số đoạn đường dây có thể được EVN đầu tư (nếu dự án không do EVN làm chủ đầu tư) hoặc được tách ra thành một dự án riêng (nếu dự án do EVN làm chủ đầu tư). Trong những trường hợp này, chi phí đầu tư cho các đoạn đường dây đó cũng phải được tách ra khỏi tổng mức đầu tư của dự án;
+ Lãi vay trong thời gian xây dựng (thuộc hạng mục Chi phí khác): Chi phí này của dự án thường chưa chính xác do lịch đầu tư, lịch giải ngân vốn cũng như lãi suất thường mới chỉ dự tính sơ bộ. Chi nhánh sẽ căn cứ vào tiến độ đầu tư thực tế dự án đã triển khai, dự kiến nhu cầu sử dụng từng nguồn vốn trong thời gian còn lại (thường phân kỳ theo quý hoặc bán niên) và chi phí sử dụng vốn hiện tại đối với từng nguồn vốn để xác định lại chi phí này.
+ Tổng hợp các chi phí đã thực hiện, đã ký hợp đồng để tính tốn giá trị phát
sinh tăng/giảm so với mức đã lập. Nếu là phát sinh tăng thì có trong phạm vi đã dự phịng khơng? Liệu vốn đầu tư thực tế phát sinh có vượt tổng mức đầu tư được duyệt? Các khả năng tăng/giảm tổng mức đầu tư sẽ được đưa vào phân tích độ nhạy sau này.
Tổng mức đầu tư sau khi đã điều chỉnh những nội dung trên sẽ là căn cứ để tính tốn hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án ở phần sau.
Đánh giá suất đầu tư của dự án
Suất đầu tư của dự án thuỷ điện bao gồm:
- Suất đầu tư theo cơng suất lắp máy (là chi phí đầu tư tính cho một đơn vị
cơng suất lắp máy) được tính theo cơng thức: C = K / Nlm
Trong đó: K : Tổng mức đầu tư của dự án Nlm : Công suất lắp máy
- Suất đầu tư theo điện lượng của dự án (là chi phí đầu tư cho một đơn vị
sản lượng điện) được tính theo cơng thức: R= K / E0
Trong đó: K : Tổng mức đầu tư của dự án
E0 : Điện lượng bình quân năm của nhà máy (kWh)
Chi nhánh so sánh hai chỉ tiêu suất đầu tư trên của dự án thẩm định với các dự án có quy mơ tương đương để có đánh giá ban đầu về sự hợp lý đối với tổng mức đầu tư của dự án.
Tham khảo các dự án đầu tư trong giai đoạn từ 2010-2012 cho thấy, suất đầu tư cho 1 MW thủy điện dao động trong khoảng từ 30 - 33 tỷ đồng/MW và
suất đầu tư cho 1 kwh dao động trong khoảng từ 7.000 - 8.000 đồng/kwh là hợp lý. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án, suất đầu tư dao động phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Địa điểm đầu tư: Liên quan đến chi phí làm đường giao thơng, chi phí đền
bù, GPMB, tái định cư, Chi phí vận chuyển;
- Điều kiện về địa hình, địa chất: Liên quan đến điều kiện vận chuyển, khảo
sát, xử lý nền móng, thi cơng;
- Giải pháp cho tuyến năng lượng: sử dụng đường dẫn kiểu hở, kiểu ống
hay hầm dẫn nước qua núi;
- Phương án đấu nối, điểm đấu nối: Chi phí đường dây, thiết bị phục vụ việc
đấu nối;
- Thiết bị sử dụng: Các thiết bị có xuất xứ khác nhau có chi phí đầu tư khác
nhau.
➢ Đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn
- Xác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
+ Tổng hợp các nguồn vốn và xác định tỷ lệ tham gia của các nguồn vốn mà
chủ đầu tư dự kiến thu xếp cho dự án. Đối với các dự án thủy điện hiện nay, ngoài nguồn vốn tự có, chủ đầu tư thường sử dụng các nguồn: vốn vay thương mại, vốn vay nước ngồi, vốn tín dụng ưu đãi (nếu đủ điều kiện). Ngồi ra, một số dự án có thể sử dụng một phần vốn từ ngân sách, vốn ODA, trái phiếu chính phủ...
+ Xem xét tỷ lệ vốn tự có tham gia tối thiểu có đảm bảo theo các quy định
của NHNN, BIDV và Bộ Công thương không? Nếu không đảm bảo, Chi nhánh làm việc chủ đầu tư để có phương án bổ sung theo đúng quy định.
- Đánh giá tính khả thi phương án huy động vốn:
+ Các nguồn vốn ngoài vốn tự có (trừ nguồn vốn Chi nhánh đang thẩm
định): Xem xét đến thời điểm thẩm định các nguồn vốn này đã được chính thức chấp thuận hay thỏa thuận nguyên tắc ban đầu hay chưa có ý kiến nào của bên cung cấp vốn? Khả năng được chính thức chấp thuận và nguồn vốn thay thế nếu không được chấp thuận? Đánh giá các điều kiện sử dụng những nguồn vốn này
có thuận lợi và khó khăn gì cho dự án, có ảnh hưởng gì đến nguồn vốn vay BIDV nếu chấp thuận cho vay dự án không (như phải ưu tiên trả nợ trước hay chia sẻ tài sản bảo đảm)?
+ Nguồn vốn tự có: Do thời gian xây dựng các dự án thủy điện kéo dài, nhu
cầu sử dụng vốn được phân kỳ nên nguồn vốn tự có cũng khơng nhất thiết phải đảm bảo có đủ ngay tồn bộ tại thời điểm thẩm định. Việc đánh giá tính khi của nguồn vốn tự có cần xem xét sự phù hợp với tiến độ sử dụng vốn của dự án:
✓ Đối với doanh nghiệp mới thành lập để thực hiện dự án: Nguồn vốn tự có
được thể hiện qua vốn điều lệ của doanh nghiệp. Chi nhánh kiểm tra tiến độ góp vốn điều lệ được phê duyệt, các tài liệu chứng minh số vốn đã thực góp đến thời điểm thẩm định; đánh giá khả năng tiếp tục góp vốn theo tiến độ của các thành viên/cổ đông của doanh nghiệp. Nếu vốn điều lệ nhỏ hơn số vốn tự có cần tham gia dự án, doanh nghiệp phải có phương án huy động thêm, Chi nhánh xem xét cụ thể tính pháp lý và khả năng thực hiện phương án này.
Trường hợp có khó khăn khi đánh giá khả năng góp vốn của các thành viên/cổ đông (do báo cáo tài chính là khơng được kiểm tốn hoặc có thành viên/cổ đông là cá nhân hay các thông tin liên quan không đủ tin cậy), Chi nhánh cần đề nghị chủ đầu tư có các quy định chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ góp vốn; có thể yêu cầu các thành viên/cổ đông thực hiện bảo đảm nghĩa vụ góp vốn bằng việc thế chấp hoặc cầm cố các tài sản phù hợp, đủ điều kiện.
✓ Đối với doanh nghiệp đã có hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi thực
hiện dự án: Kiểm tra các nguồn vốn có thể huy động cho dự án (từ lợi
nhuận để lại, các quỹ đầu tư, phát triển sản xuất và các quỹ khác, thặng dư vốn...), nhu cầu vốn để đầu tư cho các dự án khác theo kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, cân đối và đánh giá khả năng đáp ứng vốn tự có cho dự án. Nếu nguồn vốn cân đối cịn lại khơng đủ số vốn cần có để tham gia dự án, Chi nhánh yêu cầu doanh nghiệp có phương án huy động bổ sung, đánh giá tính pháp lý và khả năng thực hiện phương án này.
Trường hợp doanh nghiệp bổ sung vốn bằng việc tăng thành viên/cổ đơng và/hoặc vốn góp của các thành viên/cổ đơng hiện có, Chi nhánh cần đánh
giá lại khả năng góp vốn của từng thành viên/cổ đơng, có thể yêu cầu thực hiện bảo đảm nghĩa vụ góp vốn nếu cần thiết.
✓ Căn cứ đánh giá:
o Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, của các thành viên/cổ đơng
(nếu có);
o Báo cáo tiến độ, các cam kết/bảo lãnh liên quan đến việc góp vốn
thực hiện dự án;
o Kế hoạch cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu của
doanh nghiệp (nếu có);
o Các thông tin độc lập, tin cậy về các vấn đề có liên quan đến tình
hình đầu tư, sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, của các thành viên/cổ đông. Đây là nguồn thông tin quan trọng và cần được khai thác tối đa.