Tiềm năng thuỷ điện Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH

1.2 Tổng quan về dự án thủy điện

1.2.1.2 Tiềm năng thuỷ điện Việt Nam

Với đặc điểm về hình thái khí tượng, thuỷ văn như trên, tiềm năng lý thuyết về thuỷ điện Việt Nam xác định khoảng 300 tỷ Kwh (tính cho những con sơng dài hơn 10km). Tiềm năng kinh tế - kỹ thuật xác định khoảng 75 - 80 tỷ kwh tương đương với cơng suất lắp máy khoảng 35.000MW.

Theo tính tốn lý thuyết, tổng công suất TĐ của nước ta vào khoảng 35.000 MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Tiềm năng kỹ thuật (tiềm năng có thể khai thác khả thi) vào khoảng 26.000MW, tương ứng với gần 970 dự án được quy hoạch, hàng năm có thể sản xuất hơn 100 tỷ kWh, trong đó nói riêng thuỷ điện nhỏ (TĐN) có tới 800 dự án, với tổng điện năng khoảng 15 - 20 tỉ kWh/năm.

Đến năm 2015, tổng số dự án thủy điện đã đưa vào vận hành là 268, với tổng công suất 14.240,5 MW. Hiện có 205 dự án với tổng công suất 6.1988,8 MW đang xây dựng và dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2015-2017. Như vậy, theo kế hoạch, đến năm 2017, có 473 dự án sẽ đưa vào khai thác vận hành, với tổng công suất là 21.229,3 MW, chiếm gần 82% tổng công suất tiềm năng kỹ thuật của thủy điện. Năm 2015, các nhà máy thủy điện đóng góp 48,26% (13.000 MW) và 43,9% (tương ứng 53 tỷ kWh) điện năng cho ngành điện.

Có thể nói, cho đến nay các dự án thủy điện lớn có cơng suất trên 100MW hầu như đã được khai thác hết. Các dự án có vị trí thuận lợi, có chi phí đầu tư

thấp cũng đã được triển khai thi cơng. Cịn lại trong tương lai gần, các dự án thủy điện công suất nhỏ sẽ được đầu tư khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)