Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án thuỷ điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 31)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án thuỷ điện

1.3.1 Đặc trưng của các dự án thuỷ điện

Đặc trưng của các dự án thuỷ điện sẽ ảnh hưởng đến cách thức, nội dung thẩm định các dự án này. Các dự án thuỷ điện không những mang những đặc thù chung của một dự án điện mà còn có những đặc trưng riêng có do việc tạo ra nguồn điện từ năng lượng của nước. Các đặc trưng của dự án thuỷ điện có thể được nêu ra như sau:

- Công trình thuỷ điện hầu hết được đầu tư ở khu vực miền núi nên địa hình, địa chấn phức tạp.

Các công trình thuỷ điện hầu hết lấy năng lượng nhờ thế năng của nước được tích tụ tại các đập nước làm quay một turbine nước và máy phát điện. Do đó để có được thế năng này, các dự án thuỷ điện thường được xây dựng ở khu vực miền núi. Những vùng này thường có địa hình, địa chấn phức tạp hơn các vùng đồng bằng gấp nhiều lần. Những điều kiện địa hình, địa chất tại khu vực đầu tư dự án tất nhiên có tác động đến điều kiện thi công công trình, độ ổn định và bền vững của công trình.

Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Do đặc trưng trên, trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định phải đặc biệt chú ý xem xét khía cạnh địa hình, địa chấn nơi xây dựng dự án thuỷ điện.

- Diện tích của dự án thuỷ điện thường rất lớn, làm ngập một vùng rộng, phải di dời dân nhiều.

Trong một dự án thuỷ điện, hồ chứa nước là một hạng mục không thể thiếu. Để xây dựng được hồ chứa nước đòi hỏi phải hi sinh một diện tích lớn để làm ngập. Ngoài ra các hạng mục khác như nhà máy, nhà vận hành cũng yêu cầu diện tích xây dựng lớn. Vấn đề đó đồng nghĩa với việc phải di dời một vùng dân cư rộng lớn.

Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Chi phí di dời lớn là một trong các yếu tố mà chủ đầu tư cũng như cán bộ thẩm định dự án thuỷ điện thường quan tâm vì chi phí này sẽ ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư của dự án.

Ví dụ về dự án thuỷ điện Bản Vẽ ở Nghệ An, hồ chứa nước của nhà máy thuỷ điện có diện tích khoảng 4.842 ha nên khi xây dựng đã buộc 30 bản làng (gần 30 hộ dân) phải di chuyển đến nơi ở mới.

- Tổng vốn đầu tư của các dự án thuỷ điện lớn và thời gian thu hồi vốn đầu tư dài.

So với các dự án đầu tư phát triển nói chung, tổng vốn đầu tư của các dự án thuỷ điện thường lớn hơn nhiều. Đơn vị để đo lường vốn đầu tư của các dự án này có thể lên tới nghìn tỷ. Một số yếu tố khiến cho dự án thuỷ điện có tổng vốn đầu tư lớn như: quy mô dự án lớn, chi phí vận chuyển các nguyên vật liệu xây dựng đến vùng dự án ( thường là vùng núi, cách xa trung tâm) cao... Đi cùng với vốn đầu tư lớn, thời gian để thu hồi vốn cũng tương đối dài hơn các dự án thông thường thậm chí lên đến gần 20 năm.

Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Cán bộ thẩm định khi xem xét tổng vốn đầu tư của dự án thuỷ điện thường không thể so sánh với những dự án đầu tư ngành khác vì nếu xem xét như vậy thì sự chênh lệch lớn sẽ dễ dẫn đến từ chối cho vay dự án.

- Chi phí vận hành của các dự án thuỷ điện không tốn kém nhiều.

Mặc dù tổng vốn đầu tư để xây dựng một dự án thuỷ điện lớn nhưng chi phí vận hành của dự án thuỷ điện. Bởi các dự án này không phải dùng nhiên liệu nhiều và do đó hạn chế được tác động của sự thay đổi giá thành nhiên liệu. Các nhà máy thuỷ điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ, khí gas tự nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Chi phí nhân công trong quá trình hoạt động của dự án thuỷ điện cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận hành thông

thường. Đây là một trong những lợi thế của nhà máy thuỷ điện so với nhà máy nhiệt điện.

Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Đối với hạng mục chi phí vận hành của dự án thuỷ điện, nếu chi phí này lớn khác thường thì hồ sơ dự án cần phải được cán bộ thẩm định xem xét lại.

- Dự án thuỷ điện có thời gian xây dựng và thời gian vận hành dài.

Do quy mô của một dự án thuỷ điện thường lớn, kỹ thuật xây dựng cũng tương đối phức tạp nên muốn hoàn thành một dự án thuỷ điện thường mất nhiều thời gian thậm chí lên đến 7 năm. Bên cạnh đó, thời gian vận hành của dự án thuỷ điện cũng không phải là một khoảng thời gian ngắn. Thường các dự án thuỷ điện có thời gian vận hành trung bình là 20 năm. Trên thế giới thậm chí có những nhà máy thuỷ điện đang hoạt động hiện nay đã được đưa vào vận hành 50 đến 100 năm trước.

Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Khi lập bảng tính dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định thường phải xét thời gian xây dựng cũng như thời gian của dự án thuỷ điện dài để phù hợp với thực tế dự án.

- Dự án thuỷ điện có tính phức tạp cao về mặt kỹ thuật, tính đồng bộ đòi hỏi cao và khối lượng thi công lớn.

Do đặc thù ngành điện, các dự án thuỷ điện thường gắn với trình độ kỹ thuật cao hơn những dự án đầu tư phát triển thông thường. Hơn nữa, công nghệ kỹ thuật trong các dự án phải đảm bảo sự đồng bộ với việc xây dựng hệ thống truyền tải và phân phối điện năng. Không chỉ yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, xây dựng dự án thuỷ điện phải thực hiện một khối lượng thi công lớn cũng như cần tập trung nhiều nhân lực và thiết bị, nguyên vật liệu trong khi tiến hành xây dựng.

Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Cán bộ thẩm định khi xem xét các thiết bị của dự án thuỷ điện cần chú ý đến tính đồng bộ kết hợp với sự phù hợp về chi phí của thiết bị. Một khía cạnh kỹ thuật khác là khối lượng thi công lớn, do đó, cán bộ thẩm định khi đánh giá địa điểm xây dựng dự án cần chú ý khoảng cách đến các vùng nguyên liệu xây dựng cũng như mức độ thuận tiện khi vận chuyển nguyên liệu đến địa điểm dự án. Những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng dự án.

Các dự án thuỷ điện có thể gặp phải nhiều rủi ro khác biệt so với các dự án

đầu tư phát triển nói chung. Thứ nhất, việc vận hành các dự án thuỷ điện phụ

thuộc khá nhiều vào thiên nhiên. Dự án thuỷ điện sử dụng nguồn đầu vào duy nhất đó là nguồn nước. Đây là yếu tố bị phụ thuộc, chi phối bởi thiên nhiên, con

người rất khó định lượng, dự báo chính xác. Thứ hai, do các dự án thuỷ điện

thường được xây dựng ở địa bàn rừng núi, có điều kiện địa hình, địa chất khá phức tạp, dễ gây ra những hiện tượng về động đất, đứt gãy, sạt lở đất,… nên ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định, tính bền vững của công trình và hiệu quả của dự án sau này.

Thứ ba, nếu đập nước của dự án được xây dựng không hoặc kém kiên cố hơn yêu cầu cần có thì nguy cơ vỡ đập có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Một khi những rủi ro này xảy ra sẽ gây ngập lụt hạ lưu, gây thiệt hại lớn về con người và tài sản.

Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Phân tích rủi ro của dự án thuỷ điện cần thực hiện kỹ càng nhằm tránh những thiệt hại lớn có thể có.

- Vấn đề sử dụng nguồn nước một cách hợp lý có vai trò quan trọng đối với các dự án thuỷ điện.

Các dự án thuỷ điện trong cùng một hệ thống sông cần phải liên kết chặt chẽ với nhau trong việc khai thác nguồn năng lượng từ nước bởi việc đầu tư xây dựng thêm dự án thuỷ điện này có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của dự án thuỷ điện khác. Ngoài ra, xây dựng các dự án thuỷ điện mà vẫn đảm bảo phát triển thuỷ lợi cũng là một vấn đề quan trọng. Hệ thống thuỷ lợi cần duy trì sao cho vừa có đủ nước cho sản xuất nông nghiệp vừa có nước cho sinh hoạt của dân cư.

Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Cán bộ thẩm định khi thẩm định dự án cần đánh giá kỹ yếu tố nguồn nước cho dự án. Đồng thời, các dự án thuỷ điện khác trong cùng một hệ thống sông, các bậc thang thuỷ điện và hệ thống thuỷ lợi cũng là những nhân tố quan trọng phải xem xét.

- Dự án thuỷ điện tác động mạnh đến môi trường và kinh tế xã hội.

Những nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thuỷ điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh. Sự phát điện của nhà

máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường của dòng sông bên dưới. Thứ

nhất, nước sau khi ra khỏi turbine thường chứa rất ít cặn lơ lửng, có thể gây ra

thường mở không liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng chảy. Một số biến đổi có thể xảy ra là: Lượng oxy hoà tan trong nước có thể thay đổi so với trước đó, nước chảy ra từ turbine lạnh hơn nước trước khi chảy vào đập,... Điều này có thể làm thay đổi số lượng cân bằng của hệ động vật, gồm cả việc gây hại tới một số loài. Thêm vào đó, các hồ chứa của các nhà máy thuỷ điện ở các vùng nhiệt đới như nước ta có thể sản sinh ra một lượng lớn khí methane và carbon dioxide. Điều này bởi vì các xác thực vật mới bị lũ quét và các vùng tái bị lũ bị tràn ngập nước, mục nát trong một môi trường kỵ khí và tạo thành methane, một khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh. Methane bay vào khí quyển khí nước được xả từ đập để làm quay turbine. Theo bản báo cáo của Uỷ ban Đập nước Thế giới (WCD), ở nơi nào đập nước lớn so với công suất phát

điện (ít hơn 100 watt trên mỗi km2 diện tích bề mặt) và không có việc phá rừng

trong vùng được tiến hành trước khi thi công đập nước, khí gas gây hiệu ứng nhà kính phát ra từ đập có thể cao hơn những nhà máy nhiệt điện thông thường. Đối với phát triển kinh tế xã hội, việc xây dựng dự án thuỷ điện có thể tạo điều kiện cho một số ngành, doanh nghiệp sản xuẩt phát triển tại địa phương nơi dự án xây dựng nhằm phục vụ cho dự án như ngành khai thác đá, sỏi, sản xuất xi măng... Tuy nhiên cũng phải kể đến một cái hại của các đập thuỷ điện liên quan đến việc tái định cư dân chúng sống trong vùng hồ chứa. Trong nhiều trường hợp không một khoản bồi thường nào có thể bù đắp được sự gắn bó của họ về tổ tiên và văn hoá gắn liền với địa điểm đó vì chúng có giá trị tinh thần đối với họ.

Ảnh hưởng đến công tác thẩm định: Những đánh giá về tác động môi trường, kinh tế xã hội của dự án thuỷ điện cần phải được cán bộ thẩm định xem xét kỹ vì những tác động này rất đa dạng và có quy mô lớn một khi đã xảy ra.

Qua những đặc trưng trên, có thể nhận thấy đầu tư các dự án thuỷ điện sẽ mang lại nhiều lợi ích. Các dự án này có những ưu thế nhất định trong số các dự án sử dụng nguồn năng lượng khác để sản xuất điện và sẽ tiếp tục được quan tâm, khuyến khích đầu tư trong thời gian tới.

1.3.2 Các nguồn năng lượng hiện nay

Thiếu điện thì kinh tế không phát triển được. Giá điện cao thì mọi thứ giá khác cũng cao theo. Còn trong cuộc sống hàng ngày, không ai là không thấy khó chịu khi khu vực mình bị cắt điện luân phiên, nhất là khi trời nóng trên 38 độ. Lâu nay ta vẫn thiếu điện, mà ngày càng thiếu nhiều hơn. Hàng năm, chúng ta đã

phải mua từ Trung Quốc 2,302 tỉ kwh. Giá điện thì vẫn tiếp tục tăng. Nguồn năng lượng của nước ta hiện nay có công suất phát điện lắp đặt toàn quốc là 1000 Mw, sản lượng 112,658 tỉ kwh. Năm 2020 phải đạt 52642 Mw, trong đó 4000Mw điện hạt nhân (dự kiến sẽ nhập thêm 4000 Mw điện hạt nhân nữa). Sản lượng điện là 294,012 tỉ kwh. Từ nay đến năm 2020 phải tăng thêm 33642 Mw lắp đặt. Sản lượng tăng thêm 181,354 tỉ kwh. Những con số đó là lớn, không dễ đạt được, nếu không có hướng đi hợp lý và nỗ lực cao.

1.3.2.1 Điện hạt nhân

Để xây dựng được 4.000 Mw điện hạt nhân vào năm 2020 phải tốn 12 tỉ

USD.

Tiền nhiên liệu: Ngay giai đoạn đầu cần 900 triệu USD, sau đó cứ 18 tháng lại thêm 320 triệu USD, cần phải có một đội ngũ cán bộ, nhân viên rất chuyên môn và kỷ luật cao từ 700 đến 900 người. Thêm vào đó là chi phí xử lý các thanh nhiên liệu khi đã sử dụng xong.

Tất cả những chi phí trên làm cho giá thành điện năng của điện hạt nhân đến 5.000 đồng/kwh. Vì vậy chỉ với 7,5% tổng công suất, điện hạt nhân đẩy giá thành điện năng của cả hệ thống lên thêm 255đ/kwh.

Như vậy điện hạt nhân trong điều kiện hiện nay ở nước ta chưa thể là nguồn điện thay thế. Thậm chí chưa là nguồn bổ sung vì giá thành cao quá, các điều kiện kỹ thuật và an toàn khó vượt qua.

1.3.2.2 Nhiệt điện

Điện khí: cho đến nay có công suất 3.859 Mw. Phần này khó tăng thêm vì nếu tăng, phải nhập khí, khá đắt.

Điện than: nếu phần tăng thêm công suất 33.642 Mw từ nay đến 2020 do điện than gánh chịu toàn bộ thì than cho phần này là 74 triệu tấn/năm, thành tiền là 80.423 tỉ đồng/năm.

Nhưng điều bất lợi nhất của nhiệt điện là phát khí thải: cứ 1000 Mw điện than, mỗi năm thải ra 7 triệu tấn dioxit cacbon (gây hiệu ứng nhà kính), 200.000 tấn dioxit sulfur (gây mưa axit) trong khi ngày nay trào lưu chống khí thải ngày càng mạnh và có qui mô toàn cầu.

1.3.2.3 Phong điện

Trước hết là điện năng sạch không gây ô nhiễm môi trường: giá thành xây dựng là 50 tỉ/Mw. Giá thành điện năng là 1.650 đồng/kwh, chiếm diện tích đất 7,4 ha/MW. Phong điện hiện nay giá thành còn cao. Thời gian hoàn vốn khá lớn. Vì thế mà các nhà đầu tư còn ngần ngại. Theo tính toán của ngân hàng thế giới (WB) tiềm năng phong điện ở nước ta tới 51.360 Mw.

1.3.2.4 Thủy điện

Thủy điện là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Giá thành xây dựng là 30 tỉ/Mw. Giá thành điện năng: 900 đ/kwh, rẻ nhất trong tất cả các nguồn.

Tuy nhiên, một số hạn chế của các dự án thủy điện là:

Nguồn thủy năng dần dần cạn kiệt

Trong cả nước hiện có 5579 hồ chứa trong đó mới có một số hồ có lắp phát điện. Còn hàng nghìn hồ có thể đưa phát điện vào. Chỉ tính trung bình mỗi hồ lắp được 1 Mw phát điện thì sẽ có được hàng nghìn Mw lắp máy.

Ở Việt Nam có 2.360 con sông dài trên 10 km. Tiềm năng thủy điện trên các con sông đến 30.000 Mw. Hiện nay có 1.097 dự án thủy điện. Trong số dự án trên, lại chỉ mới triển khai 40% trong đó: 195 dự án đã phát điện với tổng công suất 11.000 Mw, cung cấp 40 % sản lượng điện trong cả nước, 245 dự án đang xây dựng với tổng công suất trên 7.000 Mw. Hiện còn 657 dự án chưa đầu tư.

Nghĩa là số công trình thủy điện đã và đang xây dựng mới chỉ chiếm một nửa số dự án. Như vậy nếu triển khai hết số dự án đã có thể đủ cho nhu cầu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)