Vũ Dương Ninh (2007), “Chiến cuộc Điện Biên Phủ trong bối cảnh quốc tế nửa đầu những năm 950”, in trong

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 70 - 72)

, Nguyễn Văn Luật**

1 Vũ Dương Ninh (2007), “Chiến cuộc Điện Biên Phủ trong bối cảnh quốc tế nửa đầu những năm 950”, in trong

với quân đội Trung Quốc nếu như họ xuất hiện. Trong khi Tổng thống Eishenhower còn do dự suy tính thì Phó Tổng thống R. Nixon và Ngoại trường Foster Dulles đã đề ra chủ trương “gửi lính Mỹ đến Việt Nam kẻo quá chậm”, đổ bộ một lực lượng vào khu vực Hà Nội – Hải Phòng “dù có nguy cơ xảy ra chiến tranh với Trung Hoa đỏ”, đồng thời có ý đe dọa về một “sức mạnh cơ động ghê gớm sẽ được sử dụng kín đáo để trả đũa…” – ám chỉ cho khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử để đối phó với sự can thiệp nếu có của Trung Quốc vào Đông Dương.

Cũng trong những cuộc gặp gỡ này, Radford – Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã đề xuất với Ely một kế hoạch giải cứu Điện Biên Phủ bằng một đợt không kích ồ ạt mang mật danh Vulture (chim kền kền). Theo đó, Mỹ sẽ sử dụng 60 máy bay ném bom B29 từ các căn cứ ở Clark Field (Philippine) và Okinawa (Nhật Bản), được bảo vệ bằng 150 máy bay chiến đấu từ tàu sân bay của Hạm đội 7 sẽ tiến hành ném bom rải thảm vào ban đêm xuống các căn cứ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quanh lòng chảo Điện Biên Phủ. Kế hoạch giải cứu đầy tham vọng và tốn kém này đã mang lại cho người Pháp niềm hy vọng sẽ giải cứu được đội quân viễn chinh đang mắc kẹt tại Điện Biên Phủ. Đầu tháng 4.1954, tướng E. E. Partridge – Tư lệnh không quân Mỹ ở Viễn Đông và chuẩn tướng J.D. Caldera tới Sài Gòn để tham dự một loạt các cuộc họp với Navarre và Bộ Tham mưu không quân của ông ta nhằm chuẩn bị cho kế hoạch Vulture. Caldera đã hai lần bay khảo sát trên bầu trời Điện Biên Phủ. Cuối cùng, họ quyết định sẽ tiến hành chiến dịch Vulture vào ban ngày nếu được Washington bật đèn xanh1.

Tuy vậy, lệnh tấn công đã không bao giờ được nhà cầm quyền Mỹ đưa ra bởi vì trong giới chính trị và quân sự ở Mỹ cũng có thái độ dè dặt. Họ lo ngại một sự can thiệp sâu như vậy sẽ lội cuốn Mỹ vào một cuộc chiến tranh kiểu Triều Tiên. Vì vậy, ngày 3-4-1954, những người đứng đầu Quốc hội Mỹ đã bác bỏ kế hoạch của Dulles và đưa ra ba điều kiện để Mỹ tham chiến là các nước đồng minh, nhất là Anh phải đồng tình tham gia; Pháp phải trao trả độc lập thực sự cho các “quốc gia liên kết” (các chính quyền bù nhìn ở Việt Nam, Lào, Campuchia); và Chính phủ Pháp phải cam kết duy trì quân đội viễn chinh ở Đông Dương. Điều đó có nghĩa là Mỹ muốn đẩy mạnh việc quốc tế hóa chiến tranh Đông Dượng, không muốn “đơn thương độc mã” nhảy vào cuộc chiến mà phải giữa phải giữ lại lực lượng quân Pháp và kéo theo quân Anh với sự yểm trợ quân sự của Mỹ (một cuộc can thiệp tập thể). Đồng thời, Mỹ vẫn theo đuổi dự

1

76

án thiết lập liên minh chống cộng gồm các nước Mỹ, Anh, Pháp và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Cuối tháng 4, trước nguy cơ thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ ngày càng đến gần, trong thời gian họp của khối NATO ngày 21 đến ngày 22-4, ngoại trưởng 3 cường quốc là Dulles (Mỹ), Bidault (Pháp) và Eden (Anh) đã gặp nhau để bàn về tình hình Đông Dương và dự án “Phòng thủ tập thể” ở Đông Nam Á. Tại cuộc gặp này, Dulles đã hỏi riêng Bidault “Ông tính sao nếu chúng tôi cho các ông hai quả bom nguyên tử”. Bidault đã hỏi lại “Nếu ném bom xuống vùng Điện Biên Phủ, người phòng ngự cũng như người tiến công đều hứng chịu hậu quả như nhau. Nếu đánh vào tuyến giao thông bắt nguồn từ Trung Hoa, sẽ có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh toàn bộ. Trong cả hai trường hợp, quân đồn trú ở Điện Biên Phủ còn xa mới được cứu nguy, mà sẽ lâm vào tình trạng nghiêm trọng hơn”1. Như vậy, giải pháp “bom nguyên tử” không được chính giới Pháp hoan nghênh.

Cho đến cuối tháng 4-1954, khi nguy cơ thất bại của viên tướng De Castrie không còn nghi ngờ gì nữa, những người lãnh đạo Pháp lại thúc giục Mỹ tiến hành yểm trợ bằng không quân, đánh phá các căn cứ hậu cần và các con đường tiếp tế của kháng chiến. Sau khi nghiên cứu tình hình, Dulles cùng Radford đã đi đến kết luận là không còn hy vọng cứu vãn Điện Biên Phủ nữa nhưng vẫn đề nghị không quân Hoàng gia Anh phối hợp can thiệp vào Điện Biên Phủ “nhằm làm cho người Pháp thấy rằng họ vẫn còn các bạn đồng minh hùng mạnh” và nước Pháp không bị đồng minh bỏ rơi. Nhưng nước Anh đã kiên quyết từ chối với lời tuyên bố của Thủ tướng Churchill trong phiên họp khẩn cấp của nội các: “Cái mà họ yêu cầu chúng ta tiến hành là giúp họ vào việc lừa dối để Quốc hội (Mỹ) tán thành một hoạt động quân sự, bản thân nó không có tác dụng mà lại có thể đẩy lùi thế giới vào miệng hố chiến tranh to lớn” và “điều quan trọng nhất là chính phủ London không muốn để nước Anh dính vào một cuộc chiến tranh mà họ cảm thấy không thể chiến thắng”2.

Xuất phát từ thực tế tình hình chiến trường và những lợi ích chiến lược của mình, cũng như tính toán của đồng minh Anh, Washington đã từ bỏ ý định giải cứu Điện Biên Phủ để chuyển sang những toan tính khác nhằm từng bước hất cẳng Pháp, trực tiếp can thiệp vào tình hình Việt Nam thông qua con bài Ngô Đình Diệm. Tại Điện Biên Phủ, hoạt động hỗ trợ của Mỹ chỉ được giới hạn trong một số chuyến bay

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)