Võ Nguyên Giáp (998), Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tr.25.

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 75 - 77)

, Nguyễn Văn Luật**

1 Võ Nguyên Giáp (998), Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tr.25.

80

trước đây, bộ đội ta chưa thể vận dụng cách đánh này mà mới chỉ đưa quân đến bao vây cứ điểm địch. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã tiến hành được một chiến dịch tiến công trận địa thành công.

Với điều kiện của địch và ta, quân đội ta không thể vận dụng cách đánh cứ điểm nhỏ, bí mật cơ động triển khai, bất ngờ đột phá liên tục, tiến công tiêu diệt mục tiêu nhanh và rút lui ngay trong đêm như trước mà phải thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc” và cách đánh “vây hãm tiến công, đột phá lần lượt”. Đánh nhằm tiêu hao từng bước bộ phận địch, làm chuyển hóa thế trận chiến dịch có lợi cho ta. Thực hiện cách đánh chiến dịch cho phép trận ta tập trung lực lượng, tạo ưu thế tuyệt đối trong từng trận chiến đấu, từng đợt chiến dịch, tiêu diệt từng bộ phận quân địch, thúc đẩy chiến dịch không ngừng phát triển. Nét đặc sắc của cách đánh này là phát huy được khả năng thực tế của quân đội ta lúc đó, hạn chế và vô hiệu hóa sức mạnh của địch để giành thắng lợi cuối cùng

Cách đánh vây lấn chiến dịch nhằm cô lập địch trên địa bàn chiến dịch, cắt đứt tăng viện tiếp tế của chúng từ ngoài vào, giữ chặt địch tại chỗ không cho chúng cơ động đánh lấn hoặc rút chạy. Bằng cách đánh bao vây, đánh lấn, ta thực hiện chia cắt địch trên không, mặt đất, cắt từng bộ phận không cho địch co cụm hoặc phản kích lớn, tạo điều kiện cho ta lần lượt tiêu diệt từng cụm cứ điểm, từng trung tâm đề kháng của địch.

Để thực hiện mục đích và cách đánh vây lấn chiến dịch, vấn đề mấu chốt cần tập trung giải quyết là xây dựng trận địa xuất phát tiến công sát địch, vận động tiếp cận dưới hỏa lực, phi pháo mạnh của địch; tổ chức đột phá; đánh địch phản kích phá thế bao vây; tổ chức bắn máy bay, giữ vững trận địa đã chiếm, từng bước thắt chặt vòng vây, tạo thời cơ tiến công tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm địch bằng tổng công kích.

Ta đã hình thành thế bao vây toàn bộ tập đoàn cứ điểm từ nhiều hướng: Đại đoàn 312 từ hướng Đông Bắc; Đại đoàn 304 từ hướng Nam. Kết hợp với bao vây lớn là bao vây nhỏ, lấn dần, chia cắt từng cứ điểm, cụm cứ điểm địch. Đại đoàn 308 ở phía Bắc và Tây Bắc, Đại đoàn 312 ở phía Đông Bắc; hai trung đoàn của Đại đoàn 316 ở phía Đông; Trung đoàn 57 ở phía Nam.

Khi tiến công cứ điểm Him Lam, Độc Lập vào ngày 13 và 15-3 quân ta đã tổ chức cắt đường 41, chặn địch từ trung tâm Mường Thanh lên; dùng hỏa lực ngăn chặn địch phản kích, đồng thời bao vây uy hiếp cứ điểm Bản Kéo, buộc chúng phải ra hàng. Để chuẩn bị cho đợt hai, ta tiếp tục vây lấn từ nhiều hướng áp sát khu trung tâm Mường Thanh. Từ ngày 30-3 đến giữa tháng 4, ta đã tập trung lực lượng bao vây tiến công các cứ điểm kiên cố án ngữ phía đông và tây bắc khu trung tâm, chia cắt khống

chế sân bay, siết chặt vòng vây, thu hẹp dần phạm vi chiếm đóng của địch, thực hiện chia cắt, cô lập địch cả đường bộ, đường không, hạn chế khả năng tăng viện và tiếp tế của chúng.

Cùng với cách đánh vây lấn quy mô chiến dịch, ta đã vận dụng chiến thuật vây lấn tiến công ở cấp quy mô tiểu đoàn, trung đoàn để tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm. Bằng chiến thuật vây lấn, trung đoàn 36 đã bao vây bức hàng tiểu đoàn lính ngụy người Thái ở Bản Kéo, thuộc trung tâm đề kháng phía tây Mường Thanh. Trung đoàn 98 vây lấn tiến công cứ điểm C1, C2; trung đoàn 174 và 102 thuộc đại đoàn 308 vây lấn tiến công tiêu diệt cứ điểm A1, một cứ điểm mạnh nhất trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Khi vận dụng chiến thuật vây lấn tiến công, các đơn vị đã thực hiện bao vây, đánh lấn trực tiếp với địch, siết chặt vòng vây bằng trận địa vây lấn, liên tục đánh phá trận địa địch cả ngày lẫn đêm, tổ chức bắn tỉa, đánh bại phản kích, đoạt hàng tiếp tế, buộc địch vào thế cô lập bị động đối phó và tạo thời cơ có lợi cho ta chuyển sang tiến công dứt điểm từng cứ điểm của địch.

Thực hiện cách đánh vây lấn chiến dịch và chiến thuật vây lấn tiến công, trong thời gian ngắn, ta đã xây dựng một hệ thống trận địa vây lấn xung quanh tập đoàn cứ điểm và từng phân khu, hình thành thế bao vây, chia cắt địch. Hệ thống công sự trận địa bao gồm đường hào, đường hầm, công sự hỏa lực, hầm ẩn nấp, hầm ếch, công sự chiến đấu, hầm đạn, hầm lương thực, thực phẩm…, được xây dựng, phát triển và lấn dần vào cứ điểm địch. Bộ đội ta bao vây và cơ động tiếp cận mục tiêu dưới chiến hào, từng bước tiếp cận sát hàng rào, đào đường hầm xuyên qua các bãi vật cản rộng lớn và tiến sát vào các lô cốt, công sự boongke của địch. Với hệ thống công sự trận địa vây lấn rộng khắp đã tạo ra thế uy hiếp, kiểm soát địch chặt chẽ, vừa giảm hiệu lực của không quân, pháo binh địch và rút ngắn khoảng cách giữa ta và địch.

Cũng bằng hệ thống trận địa tiến công và bao vây, quân ta đã chia cắt, cô lập cứ điểm này với cứ điểm khác. Thực hiện bao vây chi cắt sân bay Mường Thanh không phải chỉ bằng hệ thống hỏa lực phòng không, pháo binh mà bằng cả hệ thống, đường hào cắt đứt sân bay với phân khu trung trâm Mường Thanh, đồng thời cắt đứt phân khu Nam Hồng Cúm ra khỏi phân khu trung tâm, cô lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với các chiến trường khác.

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)