Công tác hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ, TCHC, (979), tr.594.

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 55 - 57)

60

Đồng bào các dân tộc thiểu số tuy còn rất nghèo nhưng với truyền thống yêu nước, biết ơn Đảng đã tích cực tham gia đóng góp lương thực, thực phẩm và dân công phục vụ cho chiến dịch. Đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Hà Nhì, Khơ Mú, đã nô nức tham gia tiếp tế lương thực, tải đạn, phục vụ kịp thời cho tiền tuyến. Thành công trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong chiến dịch Điện Biên Phủ là do Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết khơi dậy lòng yêu nước, quyết tâm chiến đấu ở mỗi người dân và có chủ trương, chính sách đem lại quyền lợi thiết thực cho người dân, cho dân tộc.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhất là trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 còn là thắng lợi của tinh đoàn kết quốc tế cao cả. Nhân dân các bộ tộc và Quân giải phóng Pa thét Lào đã đồng cam cộng khổ, sát cánh chiến đấu cùng với nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam, nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác - những người đã coi cuộc chiến đấu và thắng lợi của Điện Biên Phủ như thắng lợi của chính bản thân mình. Sáu mươi năm đã qua, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên vẹn giá trị, nhất là đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

2.Những năm gần đây, tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, sự khủng hoảng tài chính, sự suy thoái kinh tế thế giới từ những năm 2008 tác động rất lớn đến nước ta, làm cho giá cả lạm phát tăng cao, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra gây hậu quả nặng nề ở nhiều nơi, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa và đe dọa đến sự ổn định nền kinh tế đất nước. Các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá cách mạng nước ta, chia rẽ sự đoàn kết giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội với nhân dân. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng , toàn dân, toàn quân ta tiếp tục thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức; sự nghiệp đổi mới tiếp tục được đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực: kinh tế tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được chăm lo thiết thực; quốc phòng - an ninh được tăng cường, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Những kết quả trên khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ngày càng đi vào cuộc sống, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tăng cường.

Tuy nhiên, cùng với những thành tựu trên, trong xã hội ta vẫn còn nhiều nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc củng cố, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Trong hệ thống chính trị, có lúc, có nơi chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng, ý nghĩa của sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân. Trong các tầng lớp nhân dân, nhiều

người chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, ý thức giữ gìn kỷ cương xã hội chưa nghiêm. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Vụ tham nhũng lớn ở Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng công ty Hàng hải Việt nam (Vinalines), vụ Công ty cho thuê tài chính II của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam, vụ án Nguyễn Đức Kiên và các cổ đông ngân hàng phạm tội câu kết buôn bán trái phép thông qua việc sở hữu chéo ngân hàng thao túng thị trường gây hiệu quả nghiêm trọng. Dân chủ và kỷ cương trong xã hội chưa được thực hiện đầy đủ, bộ máy nhà nước cồng kềnh, cải cách hành chính chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội nhất là tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng có xu hướng dãn cách xa hơn. Đời sống của đồng bào các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, căn cứ kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Những khuyết điểm, yếu kém trên đang là lực cản không nhỏ đến việc thực hiện chiến lược phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3. Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc “nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”1

, Đảng và Nhà nước phải thực hiện đồng bộ nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó cần hết sức coi trọng những vấn đề sau:

Một là, tiếp tục quán triệt và thực hiện triệt để quan điểm của Đảng: mọi đường lối chủ trương, chính sách phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Quần chúng nhân dân là người giữ vai trò quyết định tiến trình phát triển của lịch sử. Thực tế chứng minh, cuộc cách mạng nào được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thì đi đến thắng lợi; ngược lại không được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thì thất bại là điều không tránh khỏi.

Từ tổng kết lịch sử, Nguyễn Trãi khẳng định: “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân, lật thuyền mới biết sức dân như nước”.

Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay đã khẳng định chứng minh chân lý ấy. Bởi vậy, khi đề ra các nghị quyết, chủ trương,

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)