sinh, Đảng ta đã xác định: “Việc giải phóng dân tộc luôn là việc của bản thân ta”1; với phương châm “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”. Mặc dầu những ngày đầu tiên lực lượng ta còn yếu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm nhìn xa trông rộng và cách phân tích biện chứng chỗ mạnh chỗ yếu trong so sánh lực lượng giữa ta và địch để từ đó khéo léo giáo dục và rèn luyện cho nhân dân ta một quyết tâm sắt đá và lòng tin tưởng tuyệt đối vào công cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi.
Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân, dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” trong chiến dịch Việt Bắc - thu đông năm 1947; đưa kháng chiến vượt qua giai đoạn phòng ngự, tiến lên giằng co với địch và chuyển dấn sang giai đoạn phản công. Phương châm chỉ đạo kháng chiến của Đảng: “Ta không chủ quan khinh địch, không nóng vội, không mạo hiểm. Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh. Nếu chủ quan mạo hiểm mà một lần thua thì sẽ tai hại lớn. Chiến trường của ta hẹp, người của ta không nhiều nên nói chung ta chỉ có thắng chứ không được bại”2. Cả dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh đã nhất tề đứng lên làm nên cuộc chiến tranh không trận tuyến của thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam. Ta đánh địch ở cả trước mặt và cả sau lưng, ở cả nông thôn lẫn thành thị, đưa ta từ thế bị động chuyển sang thế chủ động giành nhiều thắng lợi liên tiếp: ở Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, chiến dịch: Trung du, Đường số 18, Hà Nam Ninh - 1951, Hòa Bình 1951-1952 và chiến dịch Tây Bắc – Thượng Lào năm 1952-1953; nâng cao uy tín của chính phủ ở trong nước cũng như ưu thế chính trị của nước ta trên trường quốc tế. Từ đó, ta đã phá được thế bị bao vây, thế và lực của ta đã mạnh lên, lực lượng kháng chiến càng ngày càng trưởng thành. Từ những đội dân quân nhỏ, tự vệ đánh giặc với tất cả những gì ta có trong tay: cuốc thuổng, gậy gộc, giáo mác, tầm vông thô sơ… quân ta đã trưởng thành với 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích. Quân đội ta đã hoàn toàn làm chủ trên chiến trường, tạo ra sự so sánh lực lượng có lợi cho ta bất lợi cho địch, buộc địch phải thay đổi chiến lược đánh lâu dài với ta, bị quân ta điều động phân tán đi khắp các chiến trường.
Cùng với thắng lợi trên mặt trận quân sự, ở hậu phương, Trung ương Đảng và Bác Hồ chủ trương tích cực tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm”, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa 2 tháng 01-1953) quyết định: thực hiện