Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa, Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa, TP Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 63 - 66)

, Nguyễn Văn Luật**

2 Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa, Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa, TP Thanh Hóa.

68

Hóa lại được giao 28.000 tấn thóc cung cấp cho chiến trường, nhân dân Thanh Hóa cũng đã huy động được tới 35.000 tấn thóc, vượt chỉ tiêu trên giao.

Những đoàn xe thồ Thanh Hóa, dân công gánh bộ thực hiện vận chuyển qua đoạn đường dài 500km xuyên rừng, lội suối, trèo đèo từ miền tây Thanh Hóa qua suối Rút, Mộc Châu sang Cò Nòi đến Sơn La đến nơi một cách an toàn, bí mật. Những đoàn thuyền vượt qua hàng trăm thác ghềnh hiểm trở, tránh máy bay địch bắn phá, ngược dòng sông Mã vận chuyển lên chiến trường. Chiếc xe đạp là tài sản quý giá trong mỗi gia đình lúc này, thế nhưng, với tinh thần phục vụ chiến trường nhân dân Thanh Hóa đã sáng tạo nên một loại phương tiện vận chuyển có một không hai. Lúc đầu, một xe chỉ có thể chở được 50-100kg nhưng về sau được gia cố thêm có thể vận chuyển hơn 300kg luồn rừng, qua suối phục vụ tải lương hàng hóa thiết yếu. Một kí giả người Pháp trong cuốn “Trận đánh Điện Biên Phủ” từng nhận xét: “có hàng trăm tấn bom được trút xuống các tuyến giao thông và những con đường tiếp vận ấy của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhưng chẳng bao giờ cắt đứt nổi những con đường ấy… tướng Na-va bị thua chính là những chiếc xe đạp thồ với những kiện hàng từ 200 đến 300kg; được điều khiển bởi những con người ăn không thật no và ngủ thì nằm ngay trên mảnh nilon trải trên đất”1.

3.Khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc toàn thắng; tin thắng lợi này đến với nhân dân Thanh Hóa, lực lượng vũ trang của tỉnh tích cực khuếch trương chiến thắng; tổ chức địch vận, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chính sách của Đảng và Nhà nước ta; chỉ rõ âm mưu và thủ đoạn của địch để kêu gọi binh lính đóng tại các đồn Diên Hộ, Mai An Tiêm hạ vũ khí đầu hàng. Đồng thời bộ đội địa phương còn thực hiện tấn công truy quét buộc địch phải đầu hàng. Ngày 7-8-1954, thực dân Pháp rút khỏi đảo Hòn Mê, chấm dứt sự có mặt của quân Pháp trên đất Thanh Hóa.

Âm vang Điện Biên còn lan tỏa mãi trong mạch sống của nhân dân Thanh Hóa. Chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn tiếp sức cho lực lượng vũ trang cùng quân dân Thanh Hóa nói riêng; nhân dân cả nước nói chung đi tiếp con đường kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN hôm nay. Những thành tích mà quân và dân Thanh Hóa đạt được xứng đáng với lời khen ngợi biểu dương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi người về thăm Thanh Hóa lần thứ 2 năm 1957: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Tinh thần sẵn sàng

1 Jules Roy (2002), Trận Điện Biên phủ dưới con mắt người Pháp, Nxb. Tp Hồ Chí Minh, tr.440; http://news.zing.vn/Ngua-sat-Viet-Nam-trong-chien-dich-Dien-Bien-post358188.html http://news.zing.vn/Ngua-sat-Viet-Nam-trong-chien-dich-Dien-Bien-post358188.html

hi sinh, vượt mọi gian khổ của ông cha ta ngày xưa vì độc lập dân tộc cùng chiến thắng Điện Biên vẫn còn vang mãi với thời gian; những con người xứ Thanh vinh dự được góp sức mình cho chiến thắng vĩ đại của dân tộc và xứng đáng được ghi nhận và tôn vinh mãi mãi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[2]Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1994), Lịch sử Thanh hóa tập II,

Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

[3]Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa, Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa, TP. Thanh Hóa.

[4]Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1998), Niên biểu lịch sử Thanh Hóa,

Thanh Hóa.

[5]Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15 (1954), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[6]Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập IV, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[7]Hội đồng biên dịch địa chí Thanh Hóa (1999), Địa chí Thanh Hóa tập I – Địa lý và lịch sử, Nxb. Văn hóa Thông tin.

[8]Sự nghiệp và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh (1990), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

[9]Jules Roy (2002), Trận Điện Biên phủ dưới con mắt người Pháp, Nxb. Tp Hồ Chí Minh, tr.440.

[10]Võ Nguyên Giáp (1998), Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[11](2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập II. Nxb. Quân đội nhân dân.

70

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)