Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Thị Thu Hà (2009), “Điện Biên Phủ bước phát triển quan trong của nghệ thuật quân

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 78 - 82)

, Nguyễn Văn Luật**

1 Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Thị Thu Hà (2009), “Điện Biên Phủ bước phát triển quan trong của nghệ thuật quân

c)Cách đánh vây, lấn chia cắt tạo điều kiện cho ta có thời gian, điều kiện tổ chức tiến công từng đợt, mỗi đợt nhằm giải quyết một phần quan trọng của mục đích chiến dịch đặt ra.

- Đợt tiến công thứ nhất (13-3 đến 17-3-1954), quân ta tiến công tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam nằm cách Mường Thanh 2,5 km. Căn cứ này được xây nhằm ngăn chặn cuộc tiến công của ta vào vành đai của phân phu trung tâm.

Ngày 15-3-1954, quân ta tiếp tục tiến công cứ điểm Độc Lập, uy hiếp cứ điểm Bản Kéo tiêu diệt một bộ phận lực lượng và các cứ điểm phòng ngự của địch ở phía đông bắc và tây bắc. Trong từng trận đánh, Bộ chỉ huy quyết định tập trung binh lực gấp 5 – 6 lần địch để tiêu diệt 1 -2 cứ điểm của chúng. Đặc biệt về pháo bắn thẳng, chỉ huy chiến dịch quyết định sử dụng tập trung đánh xong cụm cứ điểm Him Lam rồi mới chuyển sang tập trung đánh cụm cứ điểm Độc Lập. Toàn bộ phòng tuyến vòng ngoài của địch ở phía Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc bị phá vỡ, ta có điều kiện áp sát thế trận khu Trung tâm tập đoàn từ phía Bắc, tạo được thế phát triển sang đợt 2 chiến dịch một cách thuận lợi. Ta tập trung được một sức mạnh áp đảo địch trong từng trận tiến công đột phá như các trận đánh cứ điểm ngoại vi, tỷ lệ so sánh binh lực và pháo bắn thẳng ta 6/ địch 1; pháo bắn gián tiếp, ta 2,6/ địch 1; nhờ đó ta tiêu diệt gọn 3 trung tâm đề kháng ngoại vi (Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo), đánh bại biện pháp phòng ngự từ xa bằng cụm cứ điểm của địch, đưa thế trận của ta áp sát khu Trung tâm, trực tiếp uy hiếp sân bay, đặt tập đoàn cứ điểm địch trong thế bị vây hãm bốn mặt, thúc đẩy chiến dịch chuyển đợt một cách thuận lợi.

- Đợt tiến công thứ hai (30-3 đến ngày 30-4-1954), nhằm đánh chiếm các ngọn đồi phía đông (C1, D1, E, A1 và một phần C2), áp sát khu trung tâm, cắt hết đường tiếp tế, tiếp viện, vây chặt quân phòng ngự trong vòng vây hẹp để tiêu diệt. Ta kết hợp vây hãm, đánh lấn, đào hào, luồn sâu đánh phá kho tàng, gây cho địch tổn thất lớn về sinh lực, căng thẳng về tinh thần, tạo ra thế trận tổng công kích vào trung tâm tập đoàn cứ điểm.

Sau thắng lợi bước đầu của ta ở đợt 2, địch vẫn còn trên 10.000 quân chốt giữ các điểm cao, hỏa lực pháo binh về không quân còn rất mạnh. Trước tình hình đó, bộ đội ta chủ trương dùng lực lượng nhỏ, hoạt động rộng rãi dưới các hình thức đánh lấn, phá hủy từng ụ đề kháng, tiêu diệt thêm một số vị trí; bắn tỉa tiêu hao địch rộng rãi, đánh chiếm sân bay, thắt chặt vòng vây, thu hẹp không phận, khống chế máy bay, đoạt dù tiếp tế, hạn chế tiến tới triệt hẳn nguồn tiếp tế và tăng viện của địch.

- Đợt tiến công thứ ba (1-5 đến ngày 7-51954), tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn.

84

Có thể nói, phương châm “đánh chắc, tiến chắc” ở Điện Biên Phủ còn được thể

hiện bằng nghệ thuật đánh tiêu diệt từng tiểu đoàn hoặc một số tiểu đoàn địch trong hệ thống tập đoàn cứ điểm; nghệ thuật “bóc vỏ” các trung tâm đề kháng vòng ngoài, phá thế phòng ngự của địch, tạo thế trận có lợi cho ta, tiến tới đánh thẳng vào khu vực trọng yếu nhất trung trung tâm phòng ngự địch; nghệ thuật xây dựng hệ thống trận địa tiến công và bao vây, áp sát quân địch với hệ thống chiến hào, hạn chế uy lực phi pháo của địch, giảm bớt thương vong cho ta, tạo điều kiện cho bộ đội bám trụ và chiến đấu liên tục cả ngày lẫn đêm trên địa hình bằng phẳng và trống trải; nghệ thuật dựa vào trận địa tiến công và bao vây ngày càng áp sát địch, dùng mọi biện pháp kiên quyết khống chế đi đến cắt đứt cầu hàng không – đường tiếp tế duy nhất của địch, dồn quân địch vào cảnh thiếu thốn lương thực, đạn dược, thuốc men

Phương pháp đánh vây lấn góp phần vào chiến công của nhân dân ta khi lần đầu tiên, ta đánh bại một hình thức chiến thuật phòng ngự cao nhất của quân đội Pháp trên chiến trường Đông Dương – chiến thuật phòng ngự tập đoàn cứ điểm ở rừng núi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, năm 2006.

[2] Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2004), Điện Biên Phủ đỉnh cao nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

[3] Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[4] Bùi Đình Thanh (1994), “Chiến thắng Điện Biên Phủ: một cống hiến to lớn vào phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2 (273), tr.1- 8.

[5] Hoàng Minh Thảo (Chủ biên) (2004), Điện Biên Phủ - trận thắng thế kỷ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[6] Hồ Đệ (2000), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật quân sự Việt Nam trong lịch sử giữ nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

[7] Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư (2005), Đại cương Lịch sử Việt Nam – tập III, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

[8] Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Thị Thu Hà (2009), “Điện Biên Phủ bước phát triển quan trọng của nghệ thuật quân sự Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục lí luận, số 4 (145), tr.21- 25.

[9] Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009), “Chuyển từ phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”: một quyết định lịch sử làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 4, tr.30-34.

[10] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Lịch sử (2004), Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[11] Trương Quang Đán (2004), “Chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác Đảng, công tác chính trị trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”, Tạp chí Đại học Đà Lạt, tr.7-10.

[12] Võ Nguyên Giáp (1998), Điện Biên Phủ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[13] Trần Thái Bình (2013), Võ Nguyên Giáp hào khí trăm năm, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

86

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)