, Nguyễn Văn Luật**
3. Tác dụng của cách đánh vây lấn
Có thể nói, một trong những thành công lớn đồng thời cũng là một bài học kinh nghiệm nổi bật nhất về nghệ thuật chiến dịch và chiến đấu của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là vấn đề vận dụng cách đánh vây lấn trong điều kiện địch phòng
82
ngự thành tập đoàn cứ điểm mạnh, có ưu thế về hỏa lực không quân và xe tăng thiết giáp, ta với lực lượng phương tiện hạn chế buộc phải tập trung đột phá lần lượt từ ngoài vào. Đây là bước phát triển mới về nghệ thuật chiến dịch tiến công của quân đội ta trong kháng chiến chống Pháp và đã phát huy tác dụng rất lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
a)Cách đánh gần, vây, lấn, áp sát, chia cắt đội hình chiến dịch, chiến đấu của đối phương đã tước bỏ những ưu thế vượt trội mọi mặt của địch, cô lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, từng bước đánh chiếm toàn bộ tập đoàn cứ điểm giành thắng lợi.
Để thực hiện được ý định trên, các lực lượng chiến dịch đã tiến hành bao vây Điện Biên Phủ bằng cả bao vây lớn, bao vây chiến dịch và bao vây nhỏ, lấn, chiếm, chia cắt từng cứ điểm. Thực hiện bao vây tiếp cận các mục tiêu, tiến công từng bước bằng hào, bằng công sự chiến đấu như những thòng lọng thít dần cổ họng đối phương. Điều đó vừa tạo nên thế uy hiếp, kiểm soát đối phương ngày càng lớn và khoảng cách giữa ta và địch ngày càng ngắn. Cùng với bao vây, quân ta đã chia cắt, cô lập cứ điểm này với cứ điểm khác, giữa cụm cứ điểm này với cụm khác, giữa trung tâm này với trung tâm khác tiến tới cố lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Hệ thống trận địa của ta trên thực tế đã trở thành một “tập đoàn cứ điểm”1 thứ hai, di động linh hoạt đối mặt với tập đoàn cứ điểm cũ, cố định của địch, phá vỡ cấu trúc của tập đoàn cứ điểm, biến hệ thống cứ điểm thành các cứ điểm rời rạc, hạn chế khả năng hỗ trợ cho nhau.
b)Cách đánh gần, vây, lấn, áp sát, chia cắt đã tạo ra thế uy hiếp lớn, hạn chế đến mức tối đa của quân phòng ngự về hỏa lực không quân, xe tăng và pháo binh.
Lần đầu tiên quân ta tiến công một tập đoàn cứ điểm mạnh của quân Pháp, chưa có nhiều kinh nghiệm, đồng thời không có những phương tiện tiến công hiện đại như không quân, xe tăng, xe bọc thép và pháo binh. Với cách đánh gần, vây, lấn, áp sát, chia cắt đã làm cho hỏa lực của không quân, pháo binh của địch không phát huy được, ta ít bị thương vong, bảo toàn được lực lượng, tạo điều kiện ấp sát mục tiêu tiến công, tiêu diệt từng bộ phận quân địch, đập vỡ từng mảng phòng ngự của đối phương, tiến lên tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây cũng là con đường cơ động pháo, vận chuyển thương binh, tiếp tế của ta. Nó phát huy hỏa lực và cách đánh bộ binh của ta trong điều kiện hỏa lực địch mạnh, địa hình tác chiến trống trải.