62
chính sách phải lấy quy luật khách quan, lợi ích nguyện vọng tiến bộ của nhân dân làm điểm xuất phát, không thể lấy ý muốn chủ quan của cá nhân, hay “lợi ích nhóm” làm tiêu chuẩn, căn cứ. “Lợi ích nhóm” ở đây là “lợi ích nhóm” tiêu cực đối lập với lợi ích, nguyện vọng tiến bộ của nhân dân.
Hai là, kế thừa, phát triển, vận dụng sáng tạo bài học “khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc” của tổ tiên ta trong lịch sử.
Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trong điều kiện thường xuyên phải đối phó với các thế lực ngoại xâm lớn mạnh hơn bội phần, tổ tiên ta không thể chỉ dựa vào sức mạnh của nguyên triều đình, của quân đội mà phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để động viên nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, thực hiện “toàn dân là binh”, “cả nước chung lòng, toàn dân đánh giặc”. Bí quyết giành thắng lợi trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta trải qua nhiều triều đại là “dựa vào dân” và chính sách “khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc”.
Thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV, nhiều nhà vua các triều đại Lý, Trần, Lê đã thực hiện những chính sách an dân, dưỡng dân làm kế sách giữ vững sự hưng thịnh của triều đại. Năm 1385, gặp thời hạn hạn, mất mùa, vua Trần Dụ Tông xuống chiếu đem thóc ra chẩn cấp cho dân nghèo. Trần Hưng Đạo chủ trương: “khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc” mới là thượng sách giữ nước.
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị phải thực hiện ngay những nhiệm vụ cấp bách: diệt giặc đói, diệt giặc dốt… Người coi nhiệm vụ đó ngang với việc diệt giặc ngoại xâm.
Sau ngày hòa bình lập lại (sau năm 1954), Nhà nước ta thực hiện cuộc cải cách ruộng đất sâu rộng, một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở nước ta.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã quyết định miễn, giảm thuế nông nghiệp cho nhân dân trong một năm góp phần động viên, bồi dưỡng sức dân.
Những năm gần đây, thành tựu của công cuộc đổi mới đã đem lại những kết quả to lớn trong việc chăm lo đời sống cho mọi người dân. Đất nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước phát triển trung bình có thu nhập thấp. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta được nâng cao. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém nhất là trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chăm
sóc sức khỏe cho người dân, giáo dục và đào tạo, chính sách đất đai, các khoản thu phí đóng góp không ít nơi còn tình trạng “phí chồng lên phí”. Nghiêm trọng hơn là nạn tham nhũng của một số cán bộ có chức, quyền gây thất thoát nhiều tiền bạc, tài sản có giá trị của Nhà nước mà thực chất tiền, tài sản đó cũng là mồ hôi, công sức đóng góp của nhân dân.
Vì vậy, ngăn chăn, đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí, suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất1.
Ba là, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân của các thế lực thù địch, phản động.
Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động chống đối để gây mất ổn định chính trị - xã hội, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nhà nước ta.
Chính vì vậy, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho mọi người dân nhận thức sâu sắc về vị trí, ý nghĩa của chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch. Để củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phải thực sự mở rộng dân chủ, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, chống mọi biểu hiện dân chủ hình thức. Chỉ trên cơ sở đồng tình ủng hộ và tham gia tự nguyện của nhân dân mới tạo lập được “thế trận lòng dân” vững chắc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng bài học phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vào thực tiễn của đất nước trước những thời cơ và thách thức để càng hiểu rằng: có dân, được lòng dân là có tất cả, không phát huy được sức dân và để mất lòng dân thì mất tất cả. Chân lý ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết:
“Gốc có vững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”2.