Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (994), Lịch sử Thanh hóa tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 62 - 63)

, Nguyễn Văn Luật**

1 Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (994), Lịch sử Thanh hóa tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

tổ chức những cuộc tấn công các đồn bốt ở Chính Đại, Mai An Tiêm, Vân Hải thuộc các xã phía Bắc huyện Nga Sơn. Tại các huyện Hà Trung, Quảng Xương, Tĩnh Gia bộ đội địa phương phối hợp cùng dân quân du kích tổ chức chống càn bảo vệ quê hương.

Đến tháng 3-1954, khi tiếng súng tấn công của quân đội ta ở cứ điểm Him Lam và đồi Độc Lập nổ ra; nhằm phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, quân dân Thanh Hóa ra sức đẩy mạnh tiến công kìm hãm chân địch tại địa phương, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Bên cạnh đó quân và dân Thanh Hóa còn tổ chức dân vận, địch vận, tăng cường tuyên truyền những chiến thắng của ta trên chiến trường Điện Biên Phủ, thông qua đó đã làm lung lay tinh thần chiến đấu của quân địch.

- Nhiệm vụ tải lương mở đường cho chiến dịch: Các tài liệu lịch sử đã ghi nhận trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa đã huy động 1.061.593 lượt dân công với tổng số 27 triệu 227 ngày công. Bên cạnh đó với 11.000 xe đạp thồ, 1.300 thuyền, 47 ngựa thồ, 31 ôtô và nhiều phương tiện phục vụ công tác vận chuyển lương thực, hàng hóa thiết yếu. Xây dựng các kho trạm. Lực lượng thanh niên xung phong cũng góp phần không nhỏ trong mở đường phục vụ chiến dịch. Lúc này lực lượng thanh niên xung phong Thanh Hóa đã có khoảng 1,9 vạn người, đa phần phục vụ cho các chiến dịch Thượng Lào, Tây Bắc và Điện Biên Phủ1.

Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân Thanh Hóa đã thể hiện rõ vai trò là hậu phương cho chiến lược đặc biệt quan trọng; luôn cung cấp kịp thời, đầy đủ mọi yêu cầu về sức người sức của cho kháng chiến. Mở đầu đợt vận chuyển, Chính phủ kháng chiến đã giao cho Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa huy động và vận chuyển đủ 1.352 tấn gạo, 100 tấn thực phẩm. Đợt 2, đầu tháng 3-1954, Thanh Hóa huy động và vận chuyển 1.000 tấn gạo và 165 tấn thực phẩm; Thanh Hóa đã hoàn thành trước thời hạn 3 ngày2.

Chiến dịch chuyển sang giai đoạn kết thúc, yêu cầu khẩn cấp của chiến trường; Chính phủ kháng chiến huy động đợt 3 với chỉ tiêu 2.000 tấn gạo và 282 tấn thực phẩm. Ở Thanh Hóa lúc này đang là giáp hạt, thóc gạo dự trữ đã hết, mùa thì chưa đến lúc thu hoạch. Nhưng, để thực hiện chủ trương có đủ gạo cho bộ đội ta “ăn no đánh thắng”; một mặt, nhân dân đã “dốc bồ dốc thúng”, mặt khác Đảng bộ Tỉnh đã huy động nhân dân ra đồng cắt tỉa từng bông lúa chín trước cung cấp cho mặt trận. Kết quả Thanh Hóa cũng đã huy động được 5.000 tấn thóc đưa ra mặt trận. Vụ hè 1954, Thanh

1 Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1994), Lịch sử Thanh hóa tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập II. Nxb. Quân đội nhân dân. Nội; (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập II. Nxb. Quân đội nhân dân.

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)