- Tổ chức bảo đảm cơ động, vận chuyển có hiệu quả Làm, sửa đường để hình thành mạng cơ động, vận chuyển đáp ứng nhu cầu của chến dịch đã rất khó khăn phức
THỂ HIỆN QUA CHIẾC XE ĐẠP THỒ
ThS. Trần Thị Hiền*
Ngày 07-5-1954, dân tộc Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, ghi một dấu ấn chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Để làm nên chiến thắng oai hùng đó, công tác hậu cần được xem là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng. Trong bài viết này chúng tôi tìm hiểu những đóng góp to lớn của ngành hậu cần cho chiến dịch, thể hiện qua hình ảnh chiếc xe đạp thồ - sự sáng tạo tuyệt vời trong công tác vận chuyển các nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc chiến trong điều kiện địa hình khắc nghiệt vùng Tây Bắc mà ngày nay khi nói đến điều này người ta thường dùng với cái tên bình dị nhưng cũng rất oai hùng “những đoàn quân ngựa sắt”.
1. Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, nằm gần biên giới Việt – Lào, cách thủ đô Hà Nội khoảng 300km theo đường chim bay. Thung lũng Điện Biên nằm trên một ngã ba có nhiều tuyến đường quan trọng, phía Đông Bắc giáp với Lai Châu; phía Đông Nam giáp với Tuần Giáo (Điện Biên), Nà Sản (Sơn La); phía Tây giáp với Luông pha băng; phía Nam giáp với Sầm Nưa (Lào). Vì vậy, đây là nơi có vị trí chiến lược giữa Bắc Việt Nam với Thượng Lào và miền Tây Trung Quốc.
Điều kiện khí hậu nơi đây được chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Vào mùa khô thường có sương mù dày đặc từ 3giờ chiều hôm trước đến 9 giờ sáng ngày hôm sau, còn mùa mưa thường xuất hiện mưa kéo dài, nhiều lũ quét, độ ẩm lớn nên địa hình bị chia cắt, đường sá đi lại rất khó khăn. Do đó, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, công tác tiếp tế, vận chuyển quân lương cho chiến trường được xem là phần gặp nhiều khó khăn và nan giải.
2. Với điều kiện đặc biệt về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp cho rằng Việt Minh sẽ không thể tiến hành được các hoạt động quân sự tại đây hoặc nếu có đánh tốt cũng thất bại bởi nó khá xa với hậu phương, không thể
giải quyết được vấn đề đảm bảo, cung cấp kịp thời về hậu cần cho chiến dịch. Vì vậy, Henri Navarre – Tổng Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp tại Việt Nam lúc bấy giờ đã chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương và xem đây là một pháo đài bất khả xâm phạm, để thu hút và nghiền nát lực lượng Việt Minh. Đồng thời, Pháp dùng Điện Biên Phủ để làm bàn đạp đánh vào hậu tuyến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong trường hợp Quân đội Việt Nam rời hậu tuyến Việt Bắc đánh xuống đồng bằng, cầm chân quân chủ lực Việt Minh tại miền Bắc, không cho tiếp xúc với miền Trung để Pháp thảnh thơi bình định khu vực miền Trung với kế hoạch Atlante được vạch ra trước đó. Theo đó, tổng số binh lực ở tập đoàn này vào lúc cao nhất là 16.200 người, gồm 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội tăng M24, 1 đại đội vận tải, 1 phi đội 12 máy bay thường trực, được bố trí thành 3 phân khu, 49 cứ điểm1
.
3. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hơn bao giờ hết, công tác hậu cần có một vai trò vô cùng quan trọng, được xem là một trong những nhân tố chính tạo nên chiến thắng lịch sử này. Với phương châm “Tất cả cho mặt trận, tất cả cho chiến thắng”,
Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 19 tháng 4 năm 1954 nêu rõ: “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này”. Quán triệt đường lối trên, ngành hậu cần đã quyết tâm chỉ đạo, triển khai và thực hiện tốt công tác bảo đảm hậu cần cho chiến dịch. Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch Hội đồng Cung cấp Mặt trận, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị vào Thanh Hóa, đồng chí Văn Tiến Dũng - Tổng tham mưu trưởng vào Liên khu 3 để trực tiếp chỉ đạo các địa phương huy động sức người, sức của phục vụ chiến dịch. Cùng với ngành hậu cần, hàng vạn dân công, thanh niên xung phong và nhiều phương tiện vật chất của các ngành, nhân dân các vùng miền, các địa phương cả nước được huy động chi viện cho Điện Biên Phủ. Vì vậy, việc cung cấp và tiếp tế cho lực lượng lớn tác chiến trên một mặt trận rất xa hậu phương trong thời gian dài đã được khắc phục. Nhân dân và bộ đội ta đã lập một kỳ tích ngoài sự tính toán của địch về công tác hậu cần, đảm bảo cho sự quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong toàn bộ chiến dịch, có tổng cộng hơn 260.000 dân công với 14 triệu ngày công phục vụ; hơn 20.000 xe đạp thồ cùng với vô số phương tiện thô sơ và bán thô sơ khác cộng với những đôi vai kỷ lục của những thanh niên
1 Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2003), Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, Nxb. Giáo dục, tr.945. dục, tr.945.
112
nam nữ đã chuyển ra mặt trận 25.000 tấn lương thực, 1.000 tấn thịt và hàng nghìn tấn thực phẩm khác1. Đồng bào các dân tộc Tây Bắc, dù đất rộng người thưa, núi rừng hiểm trở, khả năng kinh tế còn hạn hẹp, nhưng vẫn dồn sức tiếp tế cho bộ đội 7.310 tấn gạo, 389 tấn thịt và 31.818 dân công với 1.296.075 ngày công2.
4. Trong công tác vận chuyển lương thực từ hậu phương ra chiến trường ở chiến dịch Điện Biên Phủ, xe đạp thồ được xem là loại phương tiện được sử dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhất. Đây là loại hình xe đạp tự chế của những người tham gia công tác hậu cần. Trong thời buổi lúc bấy giờ, chiếc xe đạp được coi là tài sản quý giá nhất trong gia đình nhưng với tinh thần yêu nước, nhiều người đã không tính toán thiệt hơn, tất cả đều chung khí phách hướng ra mặt trận. Gia đình nào có xe thì góp xe, gia đình nào không có xe thì góp tiền để mua phục vụ cho chiến dịch. Gọi là xe đạp thồ và chữ “thồ” ở đây đã phản ánh đúng chức năng chính của nó – “thồ hàng”. Ban đầu, mỗi chiếc xe chỉ có thể thồ được 80 – 100kg, nhưng về sau mọi người cùng động viên nhau nên tìm cách tăng thêm số lượng hàng hóa vận chuyển bằng cách gia cố xe, gắn thêm các bộ phận phụ vào xe. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Mỗi xe đạp thồ lúc đầu chở được 100kg sau đó nâng lên 200kg, 300kg. Có một anh dân công ở Phú Thọ chở được 352kg. Năng suất xe thồ gấp 10 lần dân công gánh bộ. Gạo
ăn dọc đường cho người chuyên chở cũng giảm đi 10 lần”. Như vậy, một dân công
cùng với một chiếc xe đạp thồ bằng 100 lần dân công gánh bộ3
.
Về hình dáng bề ngoài, chiếc xe đạp thồ cũng giống như chiếc xe đạp bình thường với các bộ phận chính như: săm, lốp, sườn, ghi - đông, nhưng điểm khác ở đây là nó được gắn thêm một số bộ phận phụ như: “tay ngai” – bộ phận buộc thêm vào ghi - đông xe, là một đoạn tre nhỏ dài khoảng 1m để điều khiển xe; hoặc buộc vào trục yên xe một đoạn tre, cao hơn yên khoảng 50cm để cầm, vừa giữ thăng bằng xe vừa đẩy xe đi; dùng thêm vải, quần áo cũ để gia cố tăng độ bền của săm, lốp, chống trơn trợt; tăng độ cứng của khung bằng cách hàn thêm sắt, cột thêm gỗ… Sau khi gắn thêm các bộ phận này vào thì chiếc xe đạp thồ sẽ trở nên chắc chắn và có thể chở được trọng lực gấp 5 – 6 lần chiếc xe đạp bình thường. Theo đó, mỗi chiếc xe đạp thồ có thể tải được 200 – 250kg, kỷ lục có chiếc xe đạp thồ của chiến sĩ dân công Ma Văn Thắng thuộc