Theo số liệu được tác giả Nguyễn Phương Nam trình bày trong tác phẩm Những viên tướng ngã ngựa, viện trợ Mỹ cho Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam tăng dần qua các năm: 950 – 52.0 tỷ Franc; 95 – 62 tỷ

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 69 - 70)

, Nguyễn Văn Luật**

1 Theo số liệu được tác giả Nguyễn Phương Nam trình bày trong tác phẩm Những viên tướng ngã ngựa, viện trợ Mỹ cho Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam tăng dần qua các năm: 950 – 52.0 tỷ Franc; 95 – 62 tỷ

Mỹ cho Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam tăng dần qua các năm: 1950 – 52.0 tỷ Franc; 1951 – 62 tỷ

Franc; 1952 – 200 tỷ Franc; 1953 – 285 tỷ Franc; 1954 – 555.0 tỷ Franc. Trong 5 năm, Mỹ đã viện trợ cho Pháp

ngót 1.200 tỷ Franc (tương đương 2.7 tỷ USD), cung cấp cho Pháp 350 máy bay, 390 tàu chiến, 1.400 xe tăng,

xe bọc thép, 16.000 xe ô tô vận tải, 175.000 súng hạn nhẹ (Nguyễn Phương Nam 2009, Những viên tướng ngã ngựa, Nxb. Chính trị Quốc gia, trang 497, 501).

74

Xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Pháp và Mỹ hướng đến 2 mục đích, trước hết là đánh một đòn quyết định để giành thắng lợi cuối cùng. Nếu đạt được mục đích này thì chẳng những đánh bại lực lượng kháng chiến Việt Nam mà còn ngăn chặn sự lan tràn của “làn sóng đỏ” ở vùng Đông Nam Á và nhờ đó nâng cao uy thế của các cường quốc tư bản, nhưng thực tế trên chiến trường không diễn biến theo chiều hướng đó. Những thất bại liên tiếp của các kế hoạch chiến tranh của Pháp đã buộc Mỹ một mặt phải ráo riết tăng cường viện trợ các phương tiện chiến tranh, tài chính và cố vấn quân sự nhưng mặt khác cũng có những toan tính riêng của mình. Mỹ không dám đưa quân trực tiếp tham chiến ở Đông Dương, không muốn lặp lại một Triều Tiên thứ hai nơi mà sau 3 năm đổ quân, đổ của vào cuộc chiến, Mỹ không giành được phần thắng, phải kết thúc bằng sự thỏa thuận trở lại vĩ tuyến 38 như buổi ban đầu. Mỹ cũng lo ngại việc đụng đầu trực tiếp với Trung Quốc nếu quân đội nước này tham gia cuộc chiến Đông Dương. Nhiều lần giới chức Nhà Trắng và Lầu Năm Góc nhấn mạnh “dù tình hình có diễn biến đến mức nào thì Mỹ cũng không thể đưa lực lượng quân sự vào Đông Dương”. Nhưng với vai trò là bên chi tiền chính cho cuộc chiến, Mỹ muốn nhúng sâu vào kế hoạch tác chiến và trực tiếp nắm lực lượng bù nhìn ở Việt Nam - điều mà Pháp lo ngại và hoàn toàn không muốn1

. Bởi vì mặc dù nước Pháp không còn muốn tiếp tục cuộc chiến tranh quá tốn kém và vô vọng, nhưng cũng chưa muốn nhường chỗ cho người Mỹ nhảy vào. Họ cho rằng giải pháp tốt nhất lúc này là với sự giúp đỡ tiền bạc và vũ khí của Mỹ, trong một thời gian tương đối ngắn cố giành một trận thắng quyết định trên chiến trường, để từ đó rút ra khỏi cuộc chiến tranh bằng một “lối thoát danh dự” trên bàn đàm phán. Tuy vậy, trước những thất bại liên tiếp trên chiến trường, nước Pháp không còn lựa chọn nào khác, bắt buộc phải từng bước nhượng bộ trước những đòi hỏi của Mỹ.

Vào lúc 17h15 phút ngày 13-3-1954, 40 khẩu trọng pháo của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ các dãy núi cao đồng loạt nhả đạn vào phân khu Bắc, mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Tướng lĩnh, quân đội, chính phủ Pháp và đồng minh Mỹ ngạc nhiên, bất ngờ và lúng túng, bị động đối phó. Trước sự lâm nguy của Điện Biên Phủ, đe dọa đến toàn bộ chiến lược chiến tranh của Pháp tại Đông Dương, ngày 22.3.1954, tướng Paul Ely – Tổng tham mưu trưởng liên quân Pháp đã tới Washington để gặp Tổng thống Eishenhower, ngoại trưởng F. Dulles và các tướng lĩnh, quan chức cấp cao Mỹ để bàn một giải pháp để cứu nguy cho Điện Biên Phủ, nhất là để đối phó

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)