36
nhiệm vụ cải cách ruộng đất mà bước đầu là triệt để giảm tô, vì: “Trong mấy năm đầu kháng chiến, ta chưa đủ điều kiện cải cách ruộng đất thì để ra chính sách giảm tô giảm tức và chỉ tịch thu ruộng đất của Pháp và Việt gian chia cho nông dân là đúng”1 Từ cuối năm 1953, Đảng ta phát động quần chúng cải cách ruông đất, đưa nhiệm vụ phản phong hỗ trợ tích cực cho nhiệm vụ phản đế “làm cho nông dân quyết tâm hi sinh cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp kháng chiến. Vậy đã đến lúc vấn đề cải cách ruộng đất phải được đề ra và giải quyết kịp thời, đặng đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi”. Các chủ trương biện pháp chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều hướng vào thực hiện khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến”, thể hiện tính chủ động, sẵn sàng làm thất bại kế hoạch chiến tranh mới của Pháp và can thiệp Mỹ.
Trên mặt trận ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ ý chí quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược và thiện chí hòa bình sẵn sàng thương lượng đàm phán với Pháp để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh: Nếu Pháp muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp nhận ý muốn đó “Việt Nam chỉ muốn hòa bình và độc lập để cộng tác thân thiện với các dân tộc trên thế giới, trước là với dân tộc anh em ở Á đông và dân tộc Pháp”2. Còn nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng.
Tuy nhiên,thực dân Pháp với sự giúp sức của đế quốc Mỹ càng thua càng đau càng cay cú, càng tìm cách gỡ thế bí để cứu vãn tình thế, vì vậy vào thu – Đông 1953, đã cho ra đời Kế hoạch Nava mưu toan trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định cả Nam Đông Dương. Kế hoạch Nava là kế hoạch chung của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, là nỗ lực cuối cùng nhằm giành lại thế chủ động có tính quyết định về quân sự trên chiến trường, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng. Do đó, Mỹ càng tăng thêm viện trợ về binh lực và chi phí chiến tranh chiếm 78% chiến phí của Pháp ở Đông Dương. Sau này chính tướng Henri Navarre đã than thở về sự phụ thuộc của Pháp vào Mỹ trong hồi ký của mình rằng: Địa vị của Pháp đã chuyển thành của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ.