, Nguyễn Văn Luật**
1 Trong giai đoạn đầu sau chiến tranh thế giới thứ II, trong chính sách ngoại giao của mình, chính phủ Pháp của
De Gaulle một mặt vẫn duy trì quan hệ với Mỹ, một mặt thiết lập quan hệ đồng minh chiến lược gần gũi với
Liên Xô. Chính vì vậy, Pháp trở thành đối tượng lôi kéo của cả Liên Xô và Mỹ. Đây là một trong những nguyên
nhân lý giải việc Liên Xô trong một thời gian dài (1945 – 1949) không công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng, từ chối không phúc đáp tất cả những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thống chế Stalin sau Cách
mạng tháng Tám thành công. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô cũng không bày tỏ thái độ, do bị ràng buộc bởi những điều khoản trong Hiệp ướcLiên minh và giúp đỡ lẫn nhau
72
khu vực”1. Tuy vậy, lúc này, Mỹ vẫn chưa triển khai chương trình viện trợ thực tế nào cho quân đội Pháp ở Đông Dương vì mối quan tâm chiến lược hàng đầu của Mỹ ở châu Á vẫn là khu vực Đông Bắc Á. Trong cách nhìn nhận của Mỹ và các nước lúc này, cuộc xung đột Đông Dương vẫn chưa phải là vấn đề quốc tế lớn.
Từ đầu thập niên 1950, tình hình thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Tại Việt Nam, sau hơn 5 năm tiến hành chiến tranh tái xâm lược, thực dân Pháp đã thất bại hoàn toàn trong chiến lược đánh nhanh thắng nhanh và ngày càng lún sâu vào bãi lầy Đông Dương. Đặc biệt sau thành công của chiến dịch Biên Giới – Thu Đông 1950 của Quân đội nhân dân Việt Nam, người Pháp phải công khai thừa nhận là không thể giành thắng lợi trong chiến tranh. Tại Trung Quốc, Đảng Cộng sản đã thắng lợi, thành lập ra nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tạo nên một bước ngoặt trong tình hình thế giới và châu Á, có ảnh hưởng tích cực đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Dương.
Trước tình hình trên, từ ngày 8-5-1950, Mỹ quyết định hỗ trợ tiền bạc, vũ khí cho quân Pháp, bước đầu dính líu vào Việt Nam. Tiếp đó, vào tháng 5-1950 và tháng 7-1950, phái bộ kinh tế và phái bộ quân sự Mỹ (US Military Mission) lần lượt đến đến Sài Gòn để triển khai những kế hoạch viện trợ trực tiếp của Mỹ. Việc viện trợ cho Pháp ở Đông Dương nằm trong tính toán rộng lớn thuộc chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc đang lan tràn ở vùng Viễn Đông cũng như lo ngại thành công của Việt Nam sẽ cổ vũ và lôi cuốn các quốc gia Đông Nam Á vào trào lưu cách mạng, ảnh hưởng đến những toan tính của Mỹ tại khu vực giàu có tài nguyên và có vị trí chiến lược này. Mặt khác, viện trợ của Mỹ cho Pháp nhằm tránh việc nền kinh tế Pháp sẽ chậm phục hồi do đổ quá nhiều tiền của vào chiến tranh ở Đông Dương, do vậy sẽ gặp rắc rối trong việc ổn định chính trị trong nước và giảm sự đóng góp vào việc tăng cường lực lượng của khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) - mối quan tâm hàng đầu của Mỹ trong việc tăng cường ảnh hưởng và sự chi phối của mình với các đồng minh châu Âu. Vì những lý do trên, các quan chức Mỹ đã nhất trí nhận định rằng “Đông Dương và đặc biệt Việt Nam là then chốt trong việc bảo vệ Đông Nam Á” trước sự đe dọa của “làn sóng đỏ” 2.