- Tổ chức bảo đảm cơ động, vận chuyển có hiệu quả Làm, sửa đường để hình thành mạng cơ động, vận chuyển đáp ứng nhu cầu của chến dịch đã rất khó khăn phức
3 Toàn tỉnh giảm 500 người Riêng Đà Lạt và vùng tây bắc Đà Lạt cuối năm 1951 có 192 cán bộ, chiến sĩ, đến
108
được hàng trăm cơ sở cách mạng, kết nạp hàng trăm hội viên cứu quốc ở Đà Lạt và vùng dân tộc thiểu số ở Bảo Lộc, Di Linh và Tây Bắc Đà Lạt. Nhiều nơi đã tranh thủ được tầng lớp trên và bộ máy ngụy quân, ngụy quyền ở cơ sở. Tại Đại hội chiến sĩ thi đua Liên khu 5, Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ đã tặng cờ cho đội công tác La Ba với thành tích “Kiên trì bám cơ sở, mở rộng phong trào vận động cách mạng trong đồng bào dân tộc”.
Trong chiến lược Đông Xuân 1953-1954, thắng lợi dồn dập trên các chiến trường trong cả nước đã có tác động mạnh mẽ đến tình hình các tỉnh Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Để phối hợp hoạt động giữa các tỉnh Cực Nam và chuẩn bị mở chiến dịch, đầu năm 1954, Ban cán sự Đảng Cực Nam chủ trương thành lập Ban chuẩn bị chiến trường gồm đại diện Tỉnh ủy Bình Thuận, Ban cán sự Đảng tỉnh Lâm Đồng và Trung đoàn 812. Ban này có nhiệm vụ theo dõi tình hình địch, xây dựng kế hoạch chiến dịch và chỉ đạo các tỉnh gấp rút đẩy mạnh các hoạt động.
Thực hiện chủ trương trên, các đội xây dựng cơ sở hoạt động trên địa bàn Đà Lạt và vùng Tây Bắc của tỉnh tiếp tục xây dựng cơ sở cách mạng, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở những vùng trước đây có nhiều khó khăn phức tạp như Đăng Gia Rít, Prơ Teng, Tổng Lạch, Bờ Nơ, nhưng nhờ kiên trì vận động và thuyết phục, nói rõ âm mưu và thủ đoạn của địch nên phần lớn đồng bào đã tiếp xúc với cán bộ cách mạng. Ở các địa bàn phía Nam của tỉnh, khu căn cứ Chí Lai-Mang Yệu ngày càng được củng cố, trở thành bàn đạp vững chắc để các đội xây dựng cơ sở lên hoạt động ở các tổng Kờ Dòn, La Dạ, Nộp, Tố La.
Để phối hợp với chiến trường chính và căng kéo lực lượng địch buộc chúng không thể đưa quân chi viện cho chiến trường Bắc Tây Nguyên, đêm ngày 6 rạng ngày 7 tháng 4 năm 1954, lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Đồng cùng với các đơn vị thuộc Trung đoàn 812 đã đồng loạt nổ súng tập kích đồn Gia Bắc (Di Linh), đồn La Dày (Bảo Lộc), giải phóng một vùng rộng lớn với hàng ngàn dân, nối liền với vùng giải phóng phía Tây tỉnh Bình Thuận. Phát huy thắng lợi các đơn vị tiếp tục tấn công tiêu diệt các đồn Tà Xị, Suối Kiết, Lútxe…. mở rộng địa bàn hoạt động ở huyện Di Linh. Các đội xây dựng cơ sở chuyển sang hoạt động trong các làng phía Bắc huyện Di Linh, lên đến vùng Loan, Tà In, La Hoan,…
3. Như vậy, vùng giải phóng được mở rộng bao gồm khu căn cứ Chi Lai - Mang Yệu và các tổng K’Dòn, Châu Trưng, Bảo Thuận; phía Tánh Linh đã nối liền
với các tổng La Dạ, Tố La, tạo ra thế và lực mới để phát triển, là căn cứ cách mạng của hai tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Với thắng lợi Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi.
Trải qua 9 năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng đã cùng nhau đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ thực tiễn của phong trào cách mạng, Đảng bộ Lâm Đồng có thêm kinh nghiệm để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng địa phương trong các thời kỳ cách mạng tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (1984), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (1945-1954).
[2] Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Di Linh (1991), Lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân các dân tộc huyện Di Linh (1930-1975 ).
[3] Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bảo Lộc (1993), Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lộc (1930-1975).
[4] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2008), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (1930-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[5] Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Lạt, Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Lạt (1930- 1975), tr.199.
[6] Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7] Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (2011), Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ kháng chiến (1945-1954), Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[8] Nguyễn Xuân Du (1999), Ký sự một thời cầm súng, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. [9] Tiểu đoàn 186 Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà
110