- Tổ chức bảo đảm cơ động, vận chuyển có hiệu quả Làm, sửa đường để hình thành mạng cơ động, vận chuyển đáp ứng nhu cầu của chến dịch đã rất khó khăn phức
2 Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (003), Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, Nxb Giáo dục, tr
dục, tr.945
đoàn Phú Thọ chở lên đến 352kg. Hai chiếc xe đạp thồ gá lại có thể chở được 2 thương binh nặng nằm hoặc 4 thương binh nhẹ ngồi.
Loại hàng hóa mà xe đạp thồ chuyên chở nhiều nhất trong chiến dịch là gạo, muối và lương khô. Tất cả các hàng hóa này được bỏ vào bao tải và thường cột chung 2 bao lại với nhau khi vận chuyển. Theo đó, mỗi xe có thể chở từ 4 đến 5 bao tải với hơn 50kg/bao. Thông thường, cách bố trí các bao tải trên xe gồm: phía sau xe chở ba bao tải (hai bao cột hai bên khung xe và một bao đặt phía trên giữa mối cột của hai bao dưới); phía trước cũng đặt hai bao được cột chung một mối ở miệng bao và vắt chéo qua giữa đòn dông. Ngoài ra, còn đặt thêm vài ba túi nhỏ khoảng 15 – 20kg/túi trên các bao tải hoặc đặt ở yên xe, cổ xe. Xung quanh xe được gắn lá cây để ngụy trang địch. Cách bố trí này được xem là rất khoa học vừa có thể giữ được thăng bằng xe không bị chổng bánh trước lên khi đi đường dốc, vừa tạo được thế đẩy xe về phía trước cho người điều khiển.
Trong suốt hành trình chiến dịch Điện Biên Phủ, ước tính ngành hậu cần của ta đã sử dụng hơn 20.000 chiếc xe đạp thồ để chở lương thực, vận chuyển thương binh. Lực lượng xe đạp thồ được chia thành từng đoàn theo các địa phương. Mỗi đoàn có từ 30 đến 40 xe và thường có 1 xe chuyên chở các phụ tùng thay thế, sửa chữa để hỗ trợ kịp thời cho những xe bị hư hỏng.
Có thể nói, xe đạp thồ là loại phương tiện vận chuyển hiệu quả nhất mà không có một phương tiện nào sánh kịp lúc bấy giờ. Trên địa bàn hiểm trở, dốc trơn trợt trên các tuyến đường từ Thanh Hóa lên Hòa Bình, Sơn La, sang Lai Châu… mà chỉ cần chiều rộng của đường khoảng 1mét là xe đạp thồ có thể qua được. Loại phương tiện này lại dễ sửa chữa, dễ ngụy trang, không cần dùng đến nhiên liệu, không phát ra tiếng ồn lớn gây sự chú ý cho địch khi vận chuyển như các loại xe có động cơ máy. Các phần phụ kiện được gắn thêm cho xe rất đơn giản và dễ dàng tìm được như quần áo cũ, tre, nứa hoặc các ống sắt thép. Xe có thể vận chuyển đi theo từng đoàn hoặc có thể đi riêng lẻ và đặc biệt là có một sức thồ hàng phi thường. Ngoài ra, xe còn gắn thêm đèn điện để vừa phục vụ công tác vận chuyển, đồng thời tạo ánh sáng cho các y, bác sĩ cứu chữa thương binh trong đêm tối ngay trên trận địa. Qua đó, có thể thấy được sức sáng tạo tuyệt vời của những người làm công tác hậu cần trong việc tạo ra cho mình một phương tiện vận chuyển các nhu yếu phẩm cho chiến trường ưu việt như vậy. Chiếc xe đạp thồ với những bao hàng hóa lên đến hàng trăm kilogam chất đầy xung quanh đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong suốt hành trình của chiến dịch Điện Biên Phủ. Mặc cho bom rơi lửa đạn, những con người kiên trung bất khuất vẫn ngày đêm miệt
114
mài tải những tấn hàng đến cho bộ đội. Chính sự sáng tạo tuyệt vời của những con người ấy cùng với sức mạnh ý chí phi thường đã đánh bại kẻ thù xâm lược. Trong một đoạn trích khi nói về lực lượng vận tải thô sơ của ta, trong cuốn “Trận Điện Biên Phủ”, ký giả G. Roa đã viết: “Đã có hàng trăm tấn bom được ném xuống các tuyến giao thông và những con đường tiếp vận của Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng chẳng bao giờ cắt đứt nổi những con đường ấy… Tướng Navarre bị thua chính từ những chiếc xe đạp thồ với những kiện hàng từ 200 đến 320kg, được điều khiển bởi những con người ăn không thật no và ngủ thì nằm ngay trên những mảnh nilông trải trên đất”1.
Xe đạp thồ không chỉ đơn thuần là những chiếc xe được gá lắp để chở hàng mà nó còn chứa đựng trong đó tinh thần yêu nước, chứa đựng khát khao hòa bình và sức sáng tạo của dân tộc Việt Nam. Sự sáng tạo đó thể hiện được khả năng ứng phó tốt với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của người Việt Nam. Khả năng ứng phó với môi trường tự nhiên thể hiện qua việc con người đã biết khắc phục được những trở ngại của điều kiện tự nhiên với những đèo cao, núi sâu, mưa rừng thác lũ của khí hậu nơi đây, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của mình trên những chiếc xe đạp thồ. Sự ứng phó với môi trường xã hội thể hiện qua việc dân công, bộ đội ta đã qua mặt được tai mắt của kẻ địch để vận chuyển các nhu yếu phẩm ra chiến trường. Địch ngày đêm rải bom đánh phá các con đường vận chuyển lương thực của ta, nhưng với tinh thần quả cảm cùng với tài trí ngụy trang khéo léo, những đoàn dân công vẫn vững vàng với chiếc xe đạp thồ của mình để đưa lương thực, thuốc men, đạn dược đến tận tay cho bộ đội. Những con người ấy vẫn ngày nghỉ, đêm đi với tinh thần lạc quan:
“Mau lên hỡi bạn xe thồ Đường ra mặt trận vui mô cho bằng
Vượt đèo qua suối băng băng Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù”2
Không ngại gian khó cùng với khả năng sáng tạo tuyệt vời và lòng yêu nước tha thiết, người Việt Nam đã vượt qua được những thời khắc gian khổ nhất, đánh bại được kẻ thù và làm nên một chiến thắng oanh liệt đi vào lịch sử nhân loại – chiến thắng Điện Biên Phủ. Thuật ngữ “xe đạp thồ” được xem là bắt đầu xuất hiện từ chiến dịch
1 http://news.zing.vn/Ngua-sat-Viet-Nam-trong-chien-dich-Dien-Bien-post358188.html