Quá trình can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Pháp ở Đông Dƣơng

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 66 - 67)

, Nguyễn Văn Luật**

1. Quá trình can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Pháp ở Đông Dƣơng

XÂM LƢỢC Ở ĐÔNG DƢƠNG VÀ TÍNH TOÁN CỦA MỸ TRONG

VIỆC GIẢI CỨU ĐIỆN BIÊN PHỦ

ThS. Mai Minh Nhật*

Cách đây tròn 60 năm, quân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đánh gục ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc chính phủ Pháp phải ký kết vào hiệp định Geneva, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. Pháp phải rút quân về nước và cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu về quá trình dính líu và can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương (1945–1954) và những toan tính của chính quyền Washington trong việc giải cứu cho Điện Biên Phủ. Kết quả bài viết góp phần tìm hiểu tầm vóc vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ của quân và dân ta, một chiến thắng không chỉ đánh bại thực dân Pháp xâm lược mà còn là một chiến thắng trước can thiệp Mỹ - đế quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.

1. Quá trình can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Pháp ở Đông Dƣơng Đông Dƣơng

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ Hai, sau khi Pháp để Nhật vào Đông Dương (9-1941), Tổng thống Mỹ F. Roosevelt đã phê phán gay gắt việc chính quyền Vichy đầu hàng Nhật Bản và chỉ trích sự thống trị của Pháp ở thuộc địa này. Từ đó, ông kịch liệt chống lại việc người Pháp muốn tái chiếm Đông Dương với phát biểu: “Nước Pháp đã vắt sữa Đông Dương 100 năm rồi. Người Đông Dương có quyền được hưởng điều tốt đẹp hơn như thế” và “Tôi muốn không một người Pháp nào được trở lại Đông Dương”1. Đồng thời, tổng thống Mỹ cũng nêu ý định về việc đặt Đông Dương dưới sự quản lý quốc tế với một Hội đồng quản trị ở Đông Dương gồm đại diện của Mỹ, Liên Xô, Trung Hoa Dân quốc, Pháp (mỗi nước một đại diện), một hoặc hai đại diện của của Đông Dương, một đại diện của Philippin. Tuy vậy, trong suốt thời gian chiến tranh, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chính quyền Mỹ chưa có một chính sách rõ ràng về vấn đề Đông Dương. Cho đến khi qua đời (12-4-1945), Tổng thống F.

* Phó Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt.

Roosevelt vẫn không hề có một hành động thực tiễn nào để cụ thể hóa các ý tưởng trên đây.

Henry Truman lên cầm quyền thay cho F. Rooselvelt trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến đổi sau khi chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc. Liên Xô và Mỹ chuyển từ mối quan hệ hợp tác trong phe Đồng minh chống phát xít trong chiến tranh sang cục diện căng thẳng và đối đầu quyết liệt. Trên toàn thế giới, Chiến tranh Lạnh đang định hình, lôi cuốn nhiều nước tham gia và có ảnh hưởng bao trùm lên các mối quan hệ quốc tế. Để lôi kéo Pháp vào liên minh chống chủ nghĩa Cộng sản do mình đứng đầu1, Mỹ đã từng bước thay đổi quan điểm, chuyển dần sang lập trường thỏa hiệp, làm ngơ và ngầm ủng hộ hành động tái chiếm Đông Dương của thực dân Pháp trong giai đoạn 1945-1946.

Trong những năm tiếp theo, những diễn biến mới của tình hình Trung Quốc, cụ thể là cuộc chiến tranh Quốc – Cộng đang diễn ra với lợi thế thuộc về Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông đã tác động mạnh tới các tính toán của chính quyền Washington, buộc Mỹ quan tâm hơn tới vấn đề Đông Dương cũng như Đông Nam Á. Lần đầu tiên Mỹ đã thể hiện sự dính líu vào tình hình Đông Dương bằng việc Đại sứ Mỹ tại Paris vào tháng 9.1948 đã thông báo cho Bộ Ngoại giao Pháp biết Hoa Kỳ có thể xem xét việc viện trợ tài chính cho Đông Dương trong khuôn khổ kế hoạch Marshall phục hồi kinh tế ở châu Âu nếu Pháp đạt được tiến bộ thực sự trong một giải pháp chính trị tại Đông Dương, dựa trên sự hợp tác với các phần tử quốc gia không cộng sản (ám chỉ các quốc gia Liên kết ở Việt Nam, Lào, Campuchia). Nhận ra được tính toán của Mỹ, Pháp cũng tìm mọi cách để tranh thủ nguồn viện trợ quân sự, kinh tế từ Mỹ để giảm gánh nặng chiến phí ngày càng vượt ngoài khả năng chi trả của Pháp ở Đông Dương. Điều này thể hiện rõ qua kết luận của Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp Revers sau chuyến đi nghiên cứu tình hình Đông Dương: “Để tranh thủ viện trợ của Mỹ, kế hoạch chiến tranh của Pháp ở Đông Dương phải đặt trong chiến lược chống cộng của Mỹ ở

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO KY NIEM 60 NAM DIEN BIEN PHU (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)