Mơ hình CAMELS

Một phần của tài liệu 1933_003647 (Trang 26 - 29)

1.2. GIỚI THIỆU MƠ HÌNH CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

1.2.1.1. Mơ hình CAMELS

CAMEL là một phương pháp hoặc một công cụ dùng để phân tích tình hình

hoạt động và rủi ro của một ngân hàng, phương pháp này được xây dựng ở Mỹ vào ngày 13 tháng 11 năm 1979 bởi Ủy ban giám sát của Ngân hàng Thanh tốn quốc tế. Phân tích CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản bao gồm: Mức độ an tồn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (nội dung này được bổ sung thêm vào năm 1997).

- C (Capital Adequacy): Mức an toàn vốn - A (Asset quality): Chất lượng tài sản - M (Management ability): Năng lực quản lý - E (Earning): Khả năng sinh lời

- L (Liquidity): Khả năng thanh khoản

-S (Sensitivity to Market Risk): Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường

xếp hạng theo mơ hình CAMELS

Mơ hình CAMELS phân tích dựa trên các chỉ số kinh tế của báo cáo tài chính, việc đánh giá xếp hạng được phân bổ theo bậc từ hạng 1 (tốt nhất) đến hạng 5 (kém nhất).

Việc xếp hạng ngân hàng theo mơ hình CAMELS sẽ được tính dựa trên trung bình tổng thứ hạng của các yếu tố có trong mơ hình. Tuy nhiên Tesfatsion Sahlu

Desta (2016) cho rằng yếu tố Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường nên được loại bỏ vì

7

nguồn thơng tin mang lại khơng đủ tin cậy để có thể đo lường một cách chính xác. Điều này chứng minh qua việc các nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới như Dang Uyen (2011), Sarker (2006) nghiên cứu đánh giá, xếp hạng ngân hàng theo

mơ hình CAMEL đều loại bỏ yếu tố S. Tất cả các nghiên cứu này đều áp dụng chung một mức xếp hạng do Tổ chức Bảo đảm quốc tế Hoa Kỳ (viết tắt là AIA) đề ra như sau:

1 1,0-1,4 Mạnh Ngân hàng hoạt động ổn định, không cần sự giám sát

2 1,6-2,4 Đạt yêu cầu Ngân hàng có một số điểm yếu nhưng vẫn có thể khắc phục được

3 2,6-3,4 Khá tốt Ngân hàng đang có những điểm yếu khá trầm trọng, cần nhiều sự giám sát hơn

4 3,6-4,4 Có

nguy thất bại

c

ơ Ngân hàng có nhiều điểm yếu kém trầm trọng,có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động trong tương lai, khiến cho ngân hàng không thể tồn tại 5 4,6-5,0 Không đạt yêu cầu (nguy cơ thất bại cao)

Ngân hàng có nguy cơ phá sản cao trong tương lai và được nằm dưới sự giám sát chặt chẽ

(Nguồn: AIA(1996))

Bảng 1.1. được giải thích cụ thể như sau:

Hạng 1: NHTM hoạt động cao hơn mức trung bình, có hệ thống tốt nhất, đảm bảo chất lượng quản lý rủi ro, hoạt động có hiệu quả, ngân hàng có khả năng

8

đối phó tốt với những biến đổi về kinh tế nên các ngân hàng này khơng cần có sự giám sát.

Hạng 2: NHTM hoạt động ở mức độ trung bình và vừa đủ đạt mức an tồn, bên cạnh đó vẫn có một số mặt yếu nhưng vẫn khắc phục được.

Hạng 3: NHTM hoạt động thấp hơn mức trung bình khơng nhiều. Những ngân hàng này sẽ có những khiếm khuyết trong hoạt động kinh doanh ở mức độ tương đối nguy hiểm, các ngân hàng không tuân thủ những quy định của pháp luật cũng sẽ nằm trong nhóm này và các ngân hàng này sẽ được sự giám sát chặt chẽ hơn mức bình thường của thanh tra.

Hạng 4: NHTM hoạt động khơng đảm bảo, thấp hơn mức trung bình rất nhiều, cần được giám sát chặt chẽ. Các ngân hàng thuộc nhóm này sẽ có những yếu kém nghiêm trọng về tài chính và có khả năng khơng giải quyết được. Những yếu kém này có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng trong tương lai.

Hạng 5: NHTM hoạt động yếu kém, không quản lý tốt các rủi ro, nguy cơ mất năng lực hoạt động cao, cần được giám sát ngay lập tức. Những điểm yếu kém của ngân hàng sẽ ở mức báo động, ngân hàng cần sự hỗ trợ kịp thời về vốn từ các nhà cổ đơng. Ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn hay thậm chí là phá sản nếu khơng có phương án giải quyết kịp thời.

Một phần của tài liệu 1933_003647 (Trang 26 - 29)