1.2. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
1.2.2.1. Phân tích mức độ an toàn vốn
Một ngân hàng được xem là an toàn về vốn khi ngân hàng đó có đủ khả năng để bù đắp những tổn thất xảy ra, luôn tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý đặt ra nhằm bảo vệ người gửi tiền, chủ nợ cũng như ổn định toàn bộ hệ thống ngân hàng và yếu tố vốn tự có chính là căn cứ cơ bản để chúng ta có thể tính toán, xem xét.
Mức độ an toàn vốn được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Theo Thông tư số 02/VBHN-NHN ngày 10 tháng 1 năm 2018 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của từng tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ là 9%.
Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạ
n và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 9%, giống với chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến.
Công thức tính:
cấp cho các khỏa thuê)
-Tổng tài sản Có rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có”.
- Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn VCSH chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm.
Công thức tính:
i. .... Vónchủsởhữu
Hệ số tự tài trợ = —--- - - -— Tong nguồn vốn
- Hệ số đòn bẩy tài chính
15
VCSH được nhiều ngân hàng áp dụng. Hệ số này cho biết khả năng huy động vốn của ngân hàng lớn gấp bao nhiêu lần so với vốn tự có từ đó đo lường mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của ngân hàng.
Công thức tính:
ɪɪʌ A 4, 1 , 1, 1 τ Tổngtàisản
Hệ số đòn bảy tài chính L = —---——7—— Von chủ sở hữu
- Hệ số tạo vốn nội bộ ICG
Hệ số tạo vốn nội bộ là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh trong 100 đồng vốn chủ sở hữu thì có bao nhiêu đồng từ lợi nhuận giữ lại. Hệ số này càng lớn càng tốt. Ở các ngân hàng trên thế giới, hệ số này trên 12% được coi là tốt.
Công thức tính:
... A. A Lợi nhuận giữ lại
Hệ số tạo vốn nội bộ ICG =----———— --- Von cap 1
Đánh giá quy mô vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn trong HĐKD của ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Trên thị trường tài chính luôn có những rủi ro tiềm ẩn gây hại đến hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng, vì vậy các ngân hàng cần phải nhìn nhận một cách chính xác những rủi ro mà họ đang phải đối mặt đồng thời duy trì một lượng vốn đủ lớn để có thể bù đắp cho những tổn thất không may xảy ra. Nếu một ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong phạm vi một danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động cho vay của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.
16
hoạt động an toàn đó chính là khi ngân hàng có đầy đủ vốn. Trước những biến động khó lường như môi trường kinh doanh hiện nay, thì một ngân hàng có lượng vốn yếu sẽ dễ bị đổ vỡ khi gặp những rủi ro bất ngờ xảy ra, trong khi một ngân hàng có thể duy trì vốn ở một mức đều đặn hoặc lượng vốn ngày càng được tăng cao thì đó là biểu hiện của một ngân hàng hoạt động ổn định, hiệu quả.