Phân tích khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu 1933_003647 (Trang 45 - 47)

1.2. GIỚI THIỆU MƠ HÌNH CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

1.2.2.5. Phân tích khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản là một chuẩn mực hoạt động quan trọng và là một yếu tố hết sức nhạy cảm đối với hoạt động của các ngân hàng. Tính thanh khoản của

23

ngân hàng thương mại được xem như khả năng ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu rút tiền gởi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).

Nhiều ngân hàng mặc dù có chất lượng tài sản Có tốt nhưng khi khách hàng có nhu cầu rút tiền ra mà ngân hàng không đủ khả năng chi trả, sẽ làm cho ngân hàng mất đi sự uy tín và niềm tin của khách dành cho mình gây ảnh hưởng đến hoạt độn g kinh doanh của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Thực tế đã chỉ ra rằng, những ngân hàng thiếu hụt khả năng thanh khoản là biểu hiện của tình trạng khơng lành mạnh, ngân hàng đang gặp khó khăn, rất dễ rơi vào nguy cơ bị ồ ạt rút tiền của công chúng, nghiêm trọng hơn có thể làm sụp đổ ngân hàng và tác động xấu đến cả hệ thống.

Ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách huy động tiền gửi ngắn hạn với lãi suất thấp hơn, và cho vay hoặc đầu tư các quỹ này trong dài hạn ở mức giá cao hơn, vì vậy rất nguy hiểm cho các ngân hàng nếu khơng có sự phù hợp trong lãi suất cho vay của họ. Do bản chất kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, các khoản ra vào liên tục nói trên sẽ làm thanh khoản của ngân hàng biến động, và nếu quản lý khơng tốt, ngân hàng có thể rơi vào tình trạng phá sản, mặc dù tình hình tài chính trong dài hạn có thể tốt. Sau đây là một số chỉ số phổ biến dùng để đánh giá khả năng thanh khoản của NHTM:

- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản - Hệ số đảm bảo tiền gửi

- Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi

Tóm lại khả năng thanh khoản đã trở thành thước đo quan trọng về tính hiệu quả, uy tín và mức độ an toàn của mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam tập trung vào vấn đề thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, nếu ngân hàng có thanh khoản tốt thì khơng những có thể giúp thị trường tài chính ổn định mà nền kinh tế cũng sẽ vận hành tốt (Vũ Thị Hồng, 2015). Nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng trong quá trình hoạt động là phải

24

ngân hàng hoặc là có thể sử dụng lượng vốn khả dụng có sẵn, hoặc là có khả năng tiếp cận với nguồn vốn bên ngồi với chi phí hợp lý, hoặc là bán các tài sản với mức giá thỏa đáng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Một phần của tài liệu 1933_003647 (Trang 45 - 47)