Phân tích chất lượng tàisản

Một phần của tài liệu 1933_003647 (Trang 38 - 43)

1.2. GIỚI THIỆU MƠ HÌNH CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

1.2.2.2. Phân tích chất lượng tàisản

Tài sản Có là phần nguồn vốn sử dụng đưa vào kinh doanh và giúp các ngân hàng có thể duy trì khả năng thanh tốn của mình. Tài sản Có của ngân hàng bao gồm tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời. Tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu và là nguồn mang lại thu nhập chính của ngân hàng. Cụ thể tài sản sinh lời chính là các khoản cấp tín dụng và đầu tư trong đó các khoản cho vay chiếm tỉ trọng cao nhất. Tài sản có bao gồm:

- Dự trữ:

+ Dự trữ sơ cấp: tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác.

+ Dự trữ thứ cấp: là loại dự trữ tồn tại dưới hình thức chứng khốn, bao gồm các chứng khốn ngắn hạn có thể chuyển đổi về tiền một cách thuận lợi.

- Cấp tín dụng: sau khi ngân hàng dành ra một khoảng dự trữ thì phần cịn

lại sẽ dùng cho việc cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân. Đây là nguồn mang đến khoảng sinh lời lớn cho ngân hàng, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các hình thức khác.

- Đầu tư: ngồi khoản mục cho vay thì ngân hàng cịn có khoản mục đầu tư

cũng quan trọng không kém, mang đến mức thu nhập lớn cho ngân hàng. Các hoạt động đầu tư sẽ giúp cho ngân hàng phân tán được rủi ro đồng thời việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp. Ngân hàng sẽ dùng vốn để đầu tư

Các chỉ tiêu cơ bản bao gồm: - Quy mô, cơ cấu tài sản

Quy mơ chính là tổng tài sản mà ngân hàng có được, trong khi đó cơ cấu là bao

gồm các thành phần chính có trong tài sản và chiếm một tỷ trọng nhất định so với tổng tài sản.

- Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LAR)

Chỉ tiêu này thường sử dụng để đánh giá một cách gián tiếp chất lượng tài sản có của NHTM. LAR cho biết mức độ theo đó tài sản được sử dụng để cấp tín dụng cho

17

dưới các hình thức:

+ Góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các công ty, hùn vốn mua cổ phần chỉ được phép thực hiện bằng vốn của ngân hàng.

+ Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu cơng ty.

- Tài sản có khác: trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, các

khoản phải thu, các khoản khác,...

Chất lượng tài sản là yếu tố quyết định hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Tài sản Có của một ngân hàng được xem là chất lượng sẽ cho thấy ngân hàng này bền vững về mặt tài chính, có khả năng sinh lời cao và năng lực quản lý tốt. Theo Grier (2007) “Tài sản có chất lượng kém là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của hầu

hết các ngân hàng”. Trong đó chất lượng của các khoản cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượng tài sản của một ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều phải đối mặt với một loại rủi ro được xem là có sức ảnh hưởng lớn chính là rủi ro cho vay. Khi các ngân hàng được mang ra đánh giá, xem xét chất lượng tài sản thì khoản mục cho vay của ngân hàng chính là khoản mục quan trọng nhất cần đánh giá vì các khoản cho vay chiếm một phần lớn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên các ngân hàng thường gặp phải tình trạng mất vốn vì các khoản cho vay khơng được thanh tốn đúng kỳ hạn làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng tài sản của ngân hàng. Một ngân hàng được đánh giá là có hoạt động tín dụng chất lượng tốt khi việc thu nợ gốc và lãi được hoàn thành đúng hạn, bảo toàn được số vốn cho vay, tỷ lệ nợ q hạn thấp, vịng quay vốn tín dụng nhanh thì về cơ bản ngân hàng đó được đánh giá là có hoạt động tín dụng hiệu quả.

Nếu việc cho vay gây ra tổn thất lớn sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động thua lỗ, làm giảm vốn tự có của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng chi trả và biểu hiện quản lý của ngân hàng yếu kém. Thông thường phân tích chất lượng tài sản Có trước hết phải xem tính hợp lý trong cơ cấu của tài sản Có nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu nâng cao mức doanh lợi, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán đối với ngân hàng.

khách hàng. Khi tỷ lệ này cao thì cho thấy khả năng sinh lời được cải thiện. Tuy nhiên nếu quá cao, gần bằng 100% thì rủi ro hoạt động cũng tăng theo vì khi ấy ngân hàng hầu như khơng có tiền dự trữ cho nhu cầu rút vốn của khách hàng. Ngược lại nếu tỷ lệ này thấp thì hoặc là ngân hàng đang thiếu khách hàng hoặc đang đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, tập trung vào các hoạt động sinh lời khác.

Cho vay khách hàng LAR =------ʃɪj, -----------*

Tong tài sản - Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn

Nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại khơng thể địi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng như doanh nghiệp, tổ chức vay tín dụng làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn, tỷ lệ nợ xấu được tính trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu được tính theo cơng thức:

____ r Tổng nợ xấu λ ^^n, Tỷ lệ nợ xấu = ɪ " , ι Xl00% Tong dư nợ

- Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng

Dự phịng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ

theo cam kết. Dự phòng rủi ro tín dụng được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng. Việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ và theo tỷ lệ trích do Thống đốc Ngân hàng nhà nước qui định tại Khoản 12 Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN như sau: Nợ nhóm 1: 0% Nợ nhóm 2: 5% Nợ nhóm 3: 20% Nợ nhóm 4: 50% Nợ nhóm 5: 100%

- Khả năng bao phủ nợ xấu

Được tính bằng Tỷ lệ bao phủ nợ xấu, dùng để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu.

. ,, Số dư dự phòng của các khoảng nợ xấu Tỷ lệ bao phủ nợ xấu =---------------------ʌ “ ----------------- - ----

Nợ xấu

Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của ngân hàng còn thể hiện ở các tài sản có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Những khoản mục này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời và tính thanh khoản của một ngân hàng. Tóm lại để đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng phải xem xét tồn diện cơ cấu, tính chất tài sản mà

Nợ quá hạn là khi hết hạn trả nợ hoặc hết hạn cho vay, nếu khách hàng khơng có khả năng trả nợ thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải

19

chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền trả chậm. Tỷ lệ nợ quá hạn được tính theo cơng thức:

____ Tongsotienquahan „ zʌzʌnz

Tỷ lệ nợ quá hạn = -------. ---------— X 1 O O % Tong dư nợ

20

ngân hàng đang nắm giữ, đồng thời nghiên cứu mối tương quan giữa tài sản có và tài sản nợ để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác. Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, thì chất lượng tài sản của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như sự biến động chính trị, sự thay đổi các chính sách, luật pháp của nước ngoài, sự biến động của các đồng ngoại tệ.

Một phần của tài liệu 1933_003647 (Trang 38 - 43)