Phân tích khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu 1933_003647 (Trang 44 - 45)

1.2. GIỚI THIỆU MƠ HÌNH CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

1.2.2.4. Phân tích khả năng sinh lời

Trong một môi trường kinh doanh, tất cả các doanh nghiệp đều chỉ tồn tại được khi hoạt động kinh doanh của họ mang lại lợi nhuận. Tương tự như vậy, mỗi ngân hàng khi hoạt động có lãi sẽ là nguồn động lực tồn tại và phát triển bền vững. Lợi nhuận chính là chỉ số rõ ràng nhất phản ánh khả năng sinh lời, hiệu quả của công tác quản lý của các nhà quản trị, các hoạt động chiến lược của các nhà quản lý

22

thành công hay thất bại. Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh tốn và cho thấy triển vọng phát triển trong tương lai của ngân hàng đó. Những ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả sẽ gây ra những thua lỗ và nắm giữ những tài sản không thanh khoản, cuối cùng sẽ trở nên mất khả năng thanh toán.

Khả năng sinh lời phản ánh khá bao quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thành công hay thất bại trong công tác quản trị thơng qua các hoạt động mang tính chiến lược và lãnh đạo đều dựa trên việc tính tốn lợi nhuận. Để việc kinh doanh mang lại lợi nhuận, các ngân hàng phải tạo ra nguồn thu nhập ngày càng tăng cho mình, phải tiết kiệm chi phí hoạt động với mức hợp lý, đồng thời phải hạn chế được những rủi ro, thất thốt thơng qua các chính sách cụ thể, biện pháp quản lý và phải tạo ra cơ cấu nguồn vốn và tài sản hợp lý. Những yếu tố cơ bản thường được sử dụng khi đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng bao gồm:

- Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản - Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu. - Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM

- Tỷ lệ thu nhập ngồi lãi thuần N-NIM - Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR)

Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng sinh lời của mỗi ngân hàng là cách tốt nhất để giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, với mục tiêu đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng thì khi đánh giá kết quả kinh doanh hay lợi nhuận của ngân hàng cần có một quan điểm tồn diện. Một ngân hàng có mức lợi nhuận cao chưa hẳn là tốt, để có mức lợi nhuận như vậy có thể ngân hàng này đã chấp nhận một cơ cấu tài sản có độ rủi ro cao.

Một phần của tài liệu 1933_003647 (Trang 44 - 45)