Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận

Một phần của tài liệu 1933_003647 (Trang 52 - 53)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của ngân hàng, bao gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, hoạt động thơng qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại học đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản. Đại hội đồng cổ đơng có quyền hạn và nhiệm vụ trong thông qua định hướng phát triển của ngân hàng, báo cáo tài chính, phương án phân phối sử dụng lợi nhuận, quyết định tăng giảm vốn điều lệ.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Vietcombank, thực hiện quản lý theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, các quy định của chính phủ về tổ chức và hoạt động của các NHTM, và có quyền hạn và nhiệm vụ trong việc ban hành các chính sách chiến lược phát triển của ngân hàng phù hợp với quy định tại điều lệ và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong từng thời kỳ. Hội đồng quản

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%)

Phân theo thời hạn

30

trị gồm có 9 người, nhiệm kỳ 5 năm và có thể được tái bổ nhiệm.

Các Hội đồng/Ban trực thuộc Hội đồng quản trị gồm có Ủy ban quản lý rủi ro, Hội đồng xử lý rủi ro, Ủy ban nhân sự...

Ủy ban quản lý rủi ro do HĐQT thành lập và chịu trách nhiệm giúp việc cho HĐQT trong việc quản lý mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không được quyền ra các quyết định liên quan tới quản lý rủi ro của ngân hàng. Ủy ban tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng phù hợp trong từng thời kỳ liên quan đến các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động...), bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng.

Hội đồng xử lý rủi ro do HĐQT thành lập chịu trách nhiệm xem xét phân loại nhóm nợ, trích lập dự phịng, quyết định xử lý các khoản nợ xấu và các vấn đề liên quan khác.

Ủy ban nhân sự là ủy ban có vai trò tham mưu, tư vấn cho HĐQT đối với các vấn đề liên quan đến nhân sự, chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các chính sách đãi ngộ khác của VCB.

- Ban kiểm soát: là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đơng để kiểm sốt một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Ban kiểm sốt hiện có 3 thành viên, số lượng các thành viên trong ban kiểm soát do HĐQT quyết định.

- Tổng giám đốc và Ban điều hành: Ban Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Ban Tổng giám đốc có Tổng giám đốc và 9 Phó Tổng giám đốc phụ trách các Khối. Các Hội đồng trực thuộc Ban Tổng giám đốc gồm có:

+ Hội đồng quản lý Tài sản có và Tài sản nợ (ALCO): do Tổng giám đốc ra quyết định thành lập, chủ tịch ALCO là Tổng giám đốc. ALCO có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối kế

31

tốn hợp nhất và riêng biệt của ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa các tổn thất phát sinh do những biến động bất lợi từ thị trường; quản lý rủi ro thanh khoản và điều hành lãi suất, tỷ giá hợp lý.

+ Hội đồng tín dụng trung ương và hội đồng tín dụng định chế tài chính: do Tổng giám đốc ra quyết định thành lập, chịu trách nhiệm xem xét phê duyệt GHTD/cấp tín dụng đối với khách hàng khơng phải là định chế tài chính theo thẩm quyền phân cấp của tổng giám đốc. Xem xét và đề xuất lên HĐQT các khoản vay đối với một khách hàng vượt 10% vốn tự có của ngân hàng.

Bộ máy tham mưu, giúp việc tại trụ sở chính gồm 7 khối chức năng gồm: Khối ngân hàng bán buôn, Khối kinh doanh và quản lý vốn, Khối ngân hàng bán lẻ, Khối quản lý rủi ro, Khối tài chính kế tốn, Khối nhân sự và Khối tác nghiệp. Tương ứng với mỗi khối là một phó tổng giám đốc và một Giám đốc khối chịu trách nhiệm phụ trách quản lý.

Một phần của tài liệu 1933_003647 (Trang 52 - 53)