Tỷ lệdư nợ cho vaytrên tổng tiền gửi LDR

Một phần của tài liệu 1933_003647 (Trang 83 - 88)

2.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP

2.2.5.4. Tỷ lệdư nợ cho vaytrên tổng tiền gửi LDR

Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN, các NHTM cổ phần phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi với tỷ lệ 80%. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi LDR của VCB được thể hiện qua hình sau:

57

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank 2018)

Hình 2.7. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên huy động vốn của VCB giai đoạn 2016-2018

Qua bảng số liệu thấy được ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam duy trì tỷ lệ LDR quanh con số 76-77%, thực hiện tốt theo thông tư của NHNN. Tuy nhiên, điều này cũng chứng tỏ ngân hàng đã phụ thuộc khá nhiều vào tiền gửi trong việc tăng trưởng dư nợ nên tỷ lệ LDR là khá cao.

Ket luận: Có thể thấy tình hình thanh khoản của VCB được đảm bảo khá tốt qua các năm khi mà các tỷ lệ đảm bảo thanh khoản đáp ứng được các tiêu chuẩn tuy nhiên ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào tiền gửi khách hàng và hệ số đảm bảo tiền gửi đã có thời gian khơng đáp ứng tiêu chuẩn.

xếp hạng: hạng 2

2.2.6. Phân tích độ nhạy cảm với rủi ro thị trường

Tài sản nhạy cảm với lãi suất là những tài sản được định giá lại khi lãi suất thay đổi, còn nợ nhạy cảm lãi suất là những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo thị trường: tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửi có lãi suất thả nổi. Tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với vốn chủ sở hữu tại VCB được thể hiện qua biểu đồ sau:

58

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank 2016-2018)

Hình 2.9. Tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với vốn chủ sở hữu của VCB giai đoạn 2016-2018

Qua biểu đồ trên có thể thấy, tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với vốn chủ sở hữu của VCB có xu hướng giảm dần đi trong giai đoạn 2016-2018. Điều này thể hiện ngân hàng đã nhạy cảm hơn với các rủi ro trên thị trường.

Ket luận: Ngân hàng có độ nhạy cảm tương đối với rủi ro của thị trường, ngân hàng đang nghiên cứu tính tốn dự báo những biến đổi của thị trường từ đó điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp, biến những rủi ro thành cơ hội kiếm lời cho ngân hàng. Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, và giảm thiểu rủi ro hoạt động, Vietcombank cũng tiến hành chuyển giao rủi ro hoạt động thơng qua các gói bảo hiểm rủi hoạt động đối với tài sản của ngân hàng.

- Tuân thủ giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật: VCB đã tuân thủ quy định về tỷ lệ tổng trạng thái ngoại tệ theo Thông tư số 07/2012/TT-NHNN, theo đó tổng trạng thái ngoại tệ của ngân hàng không vượt quá 20% vốn tự có của ngân hàng.

- Vietcombank đã tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý rủi ro thị trường:

59

khách hàng, từng khối ngành; mơ hình hóa và áp dụng cơng nghệ thơng tin trong

quản lý rủi ro; xây dựng và cập nhật liên tục báo cáo đánh giá rủi ro; theo dõi và giám sát hàng ngày, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các tỷ lệ an tồn bắt buộc... Quy trình quản trị RRTT: để quản trị RRTT có hiệu quả, VCB đã tuân thủ các bước cơ bản:

- Nhận diện rủi ro: Nhằm xác định các loại rủi ro và đặc tính của từng loại rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt.

- Đo lường rủi ro: Nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến thu nhập/vốn của ngân hàng. Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro. Nếu như ngân hàng khơng đo lường được rủi ro thì cũng sẽ khơng thể kiểm sốt được nó.

- Kiểm sốt rủi ro: ngân hàng xác định hạn mức cho từng loại rủi ro. Đây chính là q trình kiểm sốt rủi ro nhằm đảm bảo rủi ro của ngân hàng luôn nằm trong các giới hạn đã được phê duyệt.

- Loại bỏ rủi ro: Quá trình ngân hàng dùng các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn khơng cho rủi ro đó lặp lại.

Khác với rủi ro tín dụng hay rủi ro tác nghiệp, ngân hàng không thể tác động hay loại bỏ được RRTT mà chỉ có thể sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để giảm thiểu tác động của nó đến kết quả hoạt động của ngân hàng.

Xác định nhiệm vụ chuyển đổi, nâng cao năng lực quản trị rủi ro hướng tới các thông lệ, chuẩn mực quốc tế là nhiệm vụ quan trọng, Vietcombank đã sớm ưu tiên triển khai Hiệp ước vốn Basel II từ những năm 2012. Đến năm 2014, Vietcombank đã chủ động đề xuất và được NHNN lựa chọn là 1 trong 10 ngân hàng thí điểm triển khai Basel II tại Việt Nam. Trải qua quá trình triển khai bài bản và thận trọng cùng với sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn hàng đầu và uy tín trên thế giới, vào ngày 28/11/2018, Vietcombank chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận áp dụng Thông tư 41 về tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II sớm 01 năm so với thời hạn hiệu lực. Với sự kiện này, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên

60

đáp ứng chuẩn mực Basel II tại Việt Nam.

Được xác định là một trong các rủi ro trọng yếu của Ngân hàng, rủi ro thị trường bao gồm: Rủi ro lãi suất, rủi ro giá cổ phiếu trên Sổ kinh doanh và rủi ro ngoại hối, rủi ro giá hàng hóa trên Sổ kinh doanh và Sổ ngân hàng. Khung quản lý rủi ro thị trường của VCB là sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ cấu tổ chức, các chính sách, quy trình, mơ hình, hạn mức và báo cáo rủi ro thị trường, được xây dựng theo các tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới. Việc quản lý rủi ro thị trường được thực hiện chi tiết đến từng đơn vị kinh doanh, nghiệp vụ trên cơ sở xác định từng hồ sơ rủi ro nói riêng và khẩu vị rủi ro của VCB nói chung.

Năm 2018, VCB tiếp tục hoàn thiện khung quản lý rủi ro thị trường thơng qua các sáng kiến về chính sách quy trình và mơ hình, qua đó tn thủ sớm các quy định của NHNN như Thông tư 13 - về hệ thống kiểm sốt nội bộ, Thơng tư 41 - về đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn và các thơng lệ quốc tế.

Như đã nêu ở mục 1.2.1.1. , vì chất lượng thơng tin về độ nhạy cảm với rủi ro thị trường ở ngân hàng không được đánh giá cao, nên tác giả sẽ không xếp hạng yếu tố này.

xếp hạng

Mức độ an toàn vốn ĩ

Chất lượng tài sản ĩ

Khả năng quản lý ĩ

Khả năng sinh lời 2

Khả năng thanh khoản 2

Trung bình 14

61

Một phần của tài liệu 1933_003647 (Trang 83 - 88)