Nhận xét chung về thực trạng dịch vụ du thuyền trên sông Hàn hiện nay

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du thuyền trên sông Hàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 63)

8. Bố cục của đề tài

2.3. Nhận xét chung về thực trạng dịch vụ du thuyền trên sông Hàn hiện nay

Qua sự đánh giá của khách du lịch với những nội dung như trên đã có thể thấy được những điểm tích cực trong thực trạng phát triển dịch vụ du thuyền trên sơng Hàn hiện nay và vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế cần phải giải quyết.

2.3.1. Những điểm tích cực

Đối tượng khách du lịch

Lượng du khách đến với dịch vụ du thuyền trên sông Hàn đa dạng, ở nhiều độ tuổi khác nhau và từ nhiều quốc gia trên thế giới. Như vậy dịch vụ du thuyền đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến và lựa chọn để trải nghiệm trong chuyến du lịch ở Đà Nẵng.

Khách được biết đến những thông tin về dịch vụ du thuyền trên sơng Hàn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nhiều nhất là từ các kênh quảng cáo. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền, quảng cáo về dịch vụ đã đạt hiệu quả tốt đối với khách du lịch.

Cảnh quan, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật

Qua các bảng số liệu đánh giá của du kháchcó thể thấy, cảnh quan, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật có tỉ lệ khách đánh giá tốt cao hơn và đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của du khách khi sử dụng dịch vụ du thuyền trên sông Hàn. Bến du thuyền được quy hoạch hợp lý, nằm ở vị trí thuận lợi; cảnh quan trên sơng Hàn lung

linh với khơng khí mát mẻ; du thuyền được trang trí đẹp; các hạng mục, cơng trình hiện có trên bến bãi cũng như trên du thuyền đạt chất lượng tốt. Đó là những điểm tích cực của dịch vụ mà du khách cảm nhận được.

Vấn đề an toàn – an ninh trật tự

Công tác tổ chức, quản lý tốt, đảm bảo được trật tự, an toàn, an ninh xã hội tại bến bãi cũng như trên các du thuyền, không có tình trạng chèo kéo khách giữa các đơn vị kinh doanh, khơng có các tệ nạn xã hội xảy ra. Những điều này được du khách hồn tồn đồng ý, đó là điều cần được duy trì để dịch vụ du thuyền được tiếp tục phát triển và đem lại sự hài lòng cho du khách.

Sự chuẩn bị cho công tác cứu hộ, trang bị đầy đủ các vật dụng như áo phao, phao cứu hộ trong hoạt động du lịch sông nước được thực hiện tốt, có 100% du khách đồng ý và đánh giá cao. Điều này không chỉ giúp du thuyền Đà Nẵng tiếp tục hoạt động và ngày càng phát triển hơn mà còn lấy lại được sự an tâm, tin tưởng của du khách đối với độ an toàn khi sử dụng dịch vụ.

Nguồn lao động

Nguồn lao động phục vụ trong dịch vụ được khách đánh giá cao, có sự thân thiện, nhiệt tình, chu đáo trong việc hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của du khách.

Khách có những đánh giá tốt đối với đội ngũ hướng dẫn viên đi theo đồn trong q trình giới thiệu, thuyết minh khi đi du ngoạn trên sông.

Vấn đề vệ sinh và môi trường nước sông Hàn

Trên bến bãi ln có nhân viên thu dọn vệ sinh, mỗi du thuyền đều được dọn sạch sẽ trước khi đón đồn khách mới, có sự bố trí thùng rác ở những nơi khách dễ thấy. Đó là những điểm tích cực làm hài lịng du khách và có sự đánh giá cao với tỉ lệ tuyệt đối.

Vệ sinh tại bến bãi, trên du thuyền cũng như môi trường nước sạch sẽ giúp khách cảm thấy dễ chịu trong quá trình tham quan và được du khách đánh giá cao. Đây là một điều cần thiết không chỉ riêng đối với loại hình du thuyền trên sơng mà còn cả hoạt động du lịch của thành phố Đà Nẵng.

2.3.2. Mặt hạn chế

Cảnh quan, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật

khách du lịch đạt chất lượng tốt cao hơn nhưng vẫn còn nhiều điều cần phải khắc phục, giải quyết như bến du thuyền cần được xây khang trang với nhiều hạng mục hơn, cơ sở vật chất kĩ thuật cần đầu tư hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Cơng trình vệ sinh cơng cộng, cơ sở vật chất trên bến bãi và trên du thuyền chưa thực sự làm hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách.

Cảnh quan trên sông Hàn cũng như hai bên bờ sơng chưa có sự đặc sắc để hoàn toàn hấp dẫn du khách.

Chất lượng dịch vụ

Ngoài phục vụ du khách tham quan trên sơng Hàn thì dịch vụ được phục vụ trong quá trình đi du thuyền chưa đa dạng; chưa có những dịch vụ như ăn uống, mua sắm tại bến du thuyền cũng như trên các tàu thuyền du lịch.

Trong q trình du ngoạn trên sơng, khách du lịch không được nghe giới thiệu, thuyết minh. Đây là một nhược điểm lớn của dịch vụ du thuyền trên sông tại Đà Nẵng, khách chỉ được đưa đi tham quan mà không được biết thêm thông tin và hiểu hơn về sông Hàn, những cơng trình ven bờ sơng, về con người và thành phố Đà Nẵng.

Nguồn lao động

Đội ngũ nhân viên trong dịch vụ du thuyền trên sông Hàn tuy được đánh giá thân thiện, nhiệt tình, hướng dẫn khách tận tình chu đáo nhưng chưa được đào tạo kĩ và chưa có được sự chuyên nghiệp trong phục vụ.

Trên các du thuyền chỉ có người phụ thuyền mà khơng có người chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn cho du khách.

Bến du thuyền chưa được quy hoạch cụ thể, chính vì vậy chất lượng cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật chưa được du khách đánh giá cao.

Vấn đề an toàn – an ninh trật tự

Du khách khi đi du thuyền được trang bị áo phao để đảm báo an toàn tuy nhiên chưa được hướng dẫn về cách xử lý khi có tình huống nguy hiểm xảy ra.

Việc soát vé, kiểm tra số lượng người lên thuyền cịn có sự bất cập, làm ảnh hưởng đến du khách.

Trong quá trình đi du thuyền, cịn xảy ra tình trạng lộn xộn, gây mất trật tự khi khách đi lại chụp ảnh và làm mất tầm nhìn của các du khách khác.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU THUYỀN TRÊN SÔNG HÀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. Cơ sở đề ra giải pháp

3.1.1. Chính sách phát triển du lịch của Thành phố Đà Nẵng

Với mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố du lịch dịch vụ, trong đó xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, gắn phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Để đạt được những mục tiêu đề ra như trên lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã đưa ra các chính sách, định hướng cụ thể đến năm 2020 để phát triển du lịch như sau:

Định hướng về thị trường và sản phẩm du lịch

Mở rộng và khai thác có hiệu quả quy mơ các thị trường khách du lịch hiện có. Bên cạnh đó, chú trọng tìm kiếm và phát triển các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấn Độ. Phát triển du lịch Đà Nẵng theo 3 hướng chính:

Hướng du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái:

Phát triển du lịch biển tại cả 3 vùng du lịch: Non Nước - Ngũ Hành Sơn - Bắc Mỹ An; Mỹ Khê - Sơn Trà; Xuân Thiều - Nam Ô - Hải Vân. Bên cạnh đó, cần chú trọng các dịch vụ khác như thuyền buồm, lướt ván, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm... hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Xem đây là là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Tăng cường đầu tư, xây dựng Khu du lịch Bà Nà và vùng phụ cận trở thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng, riêng có của thành phố. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ - Phước Nhơn kết hợp với vùng Bạch Mã, Cù Lao Chàm tạo thành liên vùng du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc.

Hướng du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề:

Tiếp tục nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, nâng cấp hệ thống đường kết hợp xây dựng Khu du lịch sinh thái sơng Cổ Cị gắn với văn hố Phật giáo tại đây. Ngồi ra, phát

triển du lịch văn hố cần gắn với di tích văn hố, lịch sử của các vùng phụ cận như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.

Khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phía Nam và phía Tây thành phố Đà Nẵng, sơng Hàn, sông Trường Định..., tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các chương trình du lịch tại Đà Nẵng.

Hướng du lịch công vụ, mua sắm, hội nghị - hội thảo: Đây là loại hình du lịch mới mà Đà Nẵng có lợi thế để phát triển nhằm thu hút nguồn khách cơng vụ trong và ngồi nước đến tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm kết hợp tham quan, nghỉ mát.

Định hướng không gian phát triển du lịch

Khoanh vùng để phát triển du lịch, tạo các điểm đến, kết nối với du lịch các địa phương, nâng cấp các tuyến du lịch.

Định hướng không gian mở, quy hoạch một cách tập trung và có hệ thống cũng như đáp ứng đủ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách.

Định hướng tổ chức hoạt động du lịch

Tổ chức các hoạt động du lịch một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và giữa các ngành. Có chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch phát triển.

Xây dựng các quy định nghiêm ngặt về mơi trường, về dịch vụ, về văn hóa xã hội.

Xây dựng hệ thống lữ hành phục vụ khách tốt nhất, hiệu quả và uy tín nhằm làm cho khách yên tâm và quyết định nghỉ ở Đà Nẵng. Hướng thành phố trở thành trung tâm du lịch với các tiêu chí như thân thiện, an tồn, yên bình, xinh đẹp…

Định hướng liên kết, hợp tác trong hoạt động du lịch

Tăng cường mối liên kết giữ ba lĩnh vực của ngành, liên kết các ngành, các lĩnh vực khác; đồng thời mở rộng liên kết, hợp tác với các địa phương trong nước, liên kết với các nước nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông – Tây, liên kết, hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch thành phố.

Định hướng đầu tư

Triển khai theo đúng quy hoạch trên cơ sở các dự án đầu tư được đánh giá tác động môi trường theo quy định, cần đặc biệt ưu tiên các dự án trọng điểm.

Định hướng xúc tiến, quảng bá du lịch

Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng để thu hút du khách đến với Đà Nẵng ngày càng tăng.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch khơng chỉ ở trong nước mà cịn trên trường quốc tế, khơng ngừng tìm kiếm thị trường mới.

3.1.2. Xu hướng du lịch trong tương lai

Xu hướng du lịch là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế nghiên cứu, khảo sát về du lịch. Chính vì cậy hằng năm các tổ chức đều có những dự báo về sự phát triển cũng như sự lựa chọn loại hình du lịch của du khách trong năm tiếp theo. Các tổ chức nghiên cứu, khảo sát dự báo, trong vài năm tới sẽ là sự bùng nổ của các loại hình du lịch sau:

Xu hướng Solo travel

Một cuộc khảo sát trên Tạp chí du lịch BookYogaRetreats cho biết có 300 người được hỏi về dự định du lịch trong năm tới và kết quả solo travel đang dẫn đầu xu hướng du lịch của năm mới 2017. Du lịch Solo travel (tạm dịch là du lịch một mình) trong năm 2016 đã chiếm tới 64% trong những xu hướng du lịch. Solo travel nâng cao tính tự lập trong việc lựa chọn điểm đến, thời gian thực hiện chuyến đi. Qua đó, tập trung khám khá những nền văn hóa độc đáo của các nước trên thế giới, nhấn mạnh vào những cuộc gặp gỡ, mở rộng mối quan hệ và kết giao bạn bè trong mỗi chuyến đi. Chính điều này giúp cho xu hướng Solo travel được dự đoán tăng mạnh và phân khúc rõ ràng hơn trong năm 2017.

Xu hướng du lịch mạo hiểm

Theo diễn đàn du lịch quốc tế nổi tiếng TripAdvisor, tạp chí du lịch thế giới có uy tín Travel and Leisure, hay các tổ chức nghiên cứu và thống kê như PwC, Nielsen… Du lịch mạo hiểm là một trong những lựa chọn ưa thích hàng đầu của du khách. Khi các hoạt động như tắm nắng hay thư giãn bên bể bơi khu nghỉ dưỡng đã trở nên nhàm chán, các "Thượng đế" của ngành du lịch muốn tìm kiếm những hành trình năng động, thử thách hơn để mang lại những cảm xúc mới lạ. Chẳng hạn như đi leo núi, lặn biển, lướt sóng, đạp xe đường dài, dã ngoại trong rừng... Để thỏa chí phiêu lưu, nhiều người sẽ không chọn các địa điểm đã quen thuộc, đại trà, mà hướng đến các quốc gia còn nhiều phong cảnh hoang sơ, hùng vĩ, hoặc các đơ thị mới ít người biết đến.

Xu hướng du lịch chia sẻ, trải nghiệm văn hóa

Du lịch trải nghiệm văn hóa bản địa trên cơ sở chia sẻ, hợp tác cũng là xu hướng tiếp tục được phát huy. Mơ hình bao gồm việc trao đổi kinh nghiệm du lịch, hỗ trợ nơi nghỉ, phương tiện đi lại, thậm chí tổ chức sinh hoạt chung, ăn uống, vui chơi… giữa dân địa phương và du khách. Tham gia loại hình này, du khách thật sự cảm nhận được sự gần gũi với các giá trị văn hóa, tiếp cận con người, hiểu phong tục tập quán của nơi đến và hưởng chi phí dịch vụ thấp. Có tới hơn 80% du khách đồng ý rằng chuyến đi sẽ thú vị và dễ dàng hơn nhiều nếu có một hoặc vài người bạn hướng dẫn tại chỗ.

Xu hướng du lịch trên sông nước

Đa số các chuyên gia du lịch thế giới cũng khẳng định du lịch trên sơng nước sẽ là loại hình hút khách và đạt doanh thu rất cao trong năm tới. Trên khắp các đại dương và hệ thống sơng ngịi của các lục địa, du thuyền đủ loại sẽ tấp nập đưa đón khách trải nghiệm nhiều giờ hoặc nhiều ngày bồng bềnh trên mặt nước, tận hưởng khơng khí trong lành, thơ mộng hoặc tham gia các hoạt động phong phú như thưởng thức ẩm thực, bơi lội, câu cá. Tại châu Âu có sơng Đa-np, sơng Xen, sơng Rin; châu Mỹ có sơng Mít-xi-xi-pi, sơng Xanh Lo-ren; châu Á có sơng Dương Tử, Mê Kơng, Cửu Long…, luôn là giấc mơ khám phá của nhiều du khách.

Bên cạnh đó các loại hình du lịch như du lịch sinh thái bảo vệ môi trường, du lịch nghỉ dưỡng cũng là những xu hướng du lịch được tiếp tục duy trì và ngày càng phát triển hơn.

3.2. Giải pháp cụ thể

Nhằm đưa dịch vụ du thuyền trên sông Hàn ngày càng phát triển, thu hút khách du lịch nhiều hơn, cần dựa vào những tiềm năng để phát triển loại hình du lịch đường sơng ở Đà Nẵng và những định hướng phát triển du lịch của thành phố để làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển du lịch thuyền trên sông Hàn cho từng giai đoạn phát triển.

3.2.1. Giải pháp cho cảnh quan và công tác quy hoạch

3.2.1.1. Giải pháp cho công tác quy hoạch

Qua những đánh giá của du khách cũng như thực trạng phát triển du lịch đường sông tại Đà Nẵng, vấn đề về công tác quy hoạch đang là điều cần ưu tiên nhất. Thành phố Đà Nẵng cần xem xét thực hiện việc quy hoạch, xây dựng một bến thuyền du lịch khang trang hơn. Bến du thuyền cần được quy hoạch ở vị trí thích

hợp, nơi có thể thuận tiện cho tất cả các phương tiện vận chuyển khách đến và có

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du thuyền trên sông Hàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 63)