Chính sách phát triển dịch vụ du thuyền trên sông của thành phố

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du thuyền trên sông Hàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 38 - 40)

8. Bố cục của đề tài

1.3. Khái quát về dịch vụ du thuyền trên sông Hàn tại Thành phố Đà Nẵng

1.3.1.2. Chính sách phát triển dịch vụ du thuyền trên sông của thành phố

Từ khi hoạt động du thuyền trên sơng Hàn phát triển và dần có sức hút đối với du khách khi đến du lịch tại Đà Nẵng, những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch đường thủy nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Đà Nẵng.

Nhằm khai thác lợi thế du lịch đường thủy, ngày 15-12-2014, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 48 QĐ – UBND quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển cầu tàu du lịch tại các điểm đến và tàu du lịch trong các tuyến du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo đó, nhà đầu tư tạo điều kiện sử dụng hạ tầng kỹ thuật đường sông như được quyền sử dụng, khai thác các cầu tàu, bến cảng do Nhà nước (hoặc tổ chức, cá nhân) đầu tư; hỗ trợ phí sử dụng cầu tàu, bến cảng, lệ phí đăng kiểm, chi phí lập hồ sơ thiết kế, chi phí đào tạo, bảo hiểm và trang bị cứu hộ; hỗ trợ vay vốn ưu đãi và quảng bá thương hiệu thông qua các ấn phẩm du lịch và phương tiện thông tin đại chúng.

Khuyến khích phát triển du lịch đường sông, đưa sản phẩm du lịch này trở thành sản phẩm đặc trưng của Đà Nẵng là định hướng phù hợp với chiến lược phát

triển của thành phố. Dịch vụ đường sông của thành phố có nhiều cơ hội và tiềm năng mà Đà Nẵng cần sớm khai thác. Việc thành phố có chủ trương kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư đổi mới hệ thống tàu du lịch và xây dựng cầu tàu và bến du thuyền không chỉ khắc phục khó khăn trong việc thiếu bến neo đậu trong suốt nhiều năm qua mà còn mở ra hướng mới cho phát triển du lịch đường sông của Đà Nẵng.

Hưởng ứng chủ trương trên, nhiều nhà đầu tư đã tiên phong khai thác tiềm năng du lịch sông Hàn bằng việc đầu tư bến du thuyền, mua sắm tàu thuyền hoạt động trên sông như Công ty CP DHC, Công ty TNHH Du Thuyền Sông Hàn, Công ty Đồng Vĩnh Thịnh, Công ty Lê Bình, Cơng ty Hồng Long Yến, Cơng ty Huynh Đệ, Công ty Tiên Sa... Thành phố đã hỗ trợ kinh phí bảo hiểm thân tàu cho Cơng ty Hồng Long Yến và Công ty An Pha Sơn với số tiền gần 50 triệu đồng, 7 cá nhân trên địa bàn thành phố cũng được hỗ trợ chi phí đào tạo thuyền trưởng.

Nhằm tăng cường công tác quản lý du lịch đường thủy nội địa, ngày 7/7/2015, UBND thành phố Đà Nẵng có quyết định thành lập Cảng vụ đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng thuộc Sở Giao thông Vận tải. Thành phố đã tổ chức 2 lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch, kỹ năng giao tiếp, văn minh du lịch cho thuyền trưởng và nhân viên phục vụ trên tàu. Tháng 8/2015, Đà Nẵng tiếp tục tổ chức lớp bồi dưỡng cho các lái tàu, nhân viên phục vụ trên tàu hoặc thuyền vận chuyển khách du lịch trên địa bàn thành phố và du khách thuộc khách sạn ven biển tại Đà Nẵng.

Mặc dù thành phố đã quy hoạch 9 vị trí neo đậu và đón trả khách trên sông Hàn nhưng hiện mới chỉ có 1 đơn vị đầu tư hệ thống cầu tàu tại vị trí X3 - đầu cầu Rồng. Theo chủ trương của thành phố, tất cả các tàu du lịch đang thực hiện việc neo đậu tại cảng Sông Hàn (cũ). Tuy nhiên, điểm neo đậu này mới chỉ là tạm thời nên chưa tạo tâm lý ổn định kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch đường sơng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở các điểm neo đậu vẫn thiếu nên rất khó phục vụ du khách chu đáo. Chưa kể, hầu hết các tàu du lịch được cải hoán từ tàu đánh cá nên chất lượng phục vụ du lịch không cao. Về việc này, UBND thành phố Đà Nẵng chủ trương không khuyến khích những tàu hốn cải, tàu cá và tiến đến chỉ có các tàu mới, đảm bảo dịch vụ, chất lượng tốt mới được đưa vào sử dụng trong hoạt động du lịch.

Năm 2016, thành phố có chủ trương tập trung thu hút đầu tư các cầu tàu du lịch, bến du thuyền; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đóng mới các tàu du

lịch có quy mơ lớn, hình thành đội tàu du lịch đồng nhất, đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Sở Du lịch thành phố đề nghị lãnh đạo thành phố thống nhất chủ trương cho cải tạo cảng Sông Hàn (cũ) thành Cảng du lịch cố định. Trước mắt, thành phố bổ sung các hạng mục điện, nước, nhà chờ cho khách, nhà vệ sinh, thùng đựng rác, điện chiếu sáng, cổng chào… để kịp phục vụ du khách; đề nghị thành phố sớm xây dựng và hoàn thiện phương án thiết kế cho khu vực cảng Sông Hàn và hai bên bờ sông Hàn từ cầu Trần Thị Lý đến cầu Thuận Phước.

Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng sẽ triển khai xây dựng kế hoạch khai thác một số tuyến du lịch mới trên sông Hàn; đề nghị lãnh đạo UBND thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở Du lịch, Giao thông Vận tải, UBND quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, huyện Hòa Vang khảo sát thực tế, lập dự tốn kinh phí cụ thể đầu tư các điểm đến phục vụ du lịch đường sơng như: Khu di tích K20, Túy Loan, các điểm dọc sơng Cu Đê để hình thành các tuyến du lịch mới; đề xuất thành phố xem xét phá dỡ đập Bờ Quan và đập Đồng Nị để khơi thơng và khai thác hiệu quả tour du lịch đường sông vào Ngũ Hành Sơn phục vụ du khách và tuyến sơng Cổ Cị đi Hội An (Quảng Nam) trong tương lai.

Sau sự cố tàu Thảo Vân 2 (2016), Sở Du lịch đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng rà sốt lại tồn bộ hoạt động của các tàu, thuyền du lịch trên sông Hàn, tuyệt đối không cho các tàu chưa được cấp phép theo quy định đón khách; triển khai việc cấp biển hiệu cho phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch; thường xuyên cập nhật danh sách các tàu du lịch đã được cấp phép hoạt động vận tải khách du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành.

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du thuyền trên sông Hàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)