Điều kiện về tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du thuyền trên sông Hàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ DU THUYỀN TRÊN SÔNG HÀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.3. Khái quát về dịch vụ du thuyền trên sông Hàn tại Thành phố Đà Nẵng

1.3.1. Điều kiện phát triển dịch vụ du thuyền trên sông Hàn

1.3.1.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch

Điều kiện về tài nguyên du lịch của Thành phố Đà Nẵng Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vị trí địa lý: Đà Nẵng nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và hiện là một trong 15 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển. Đặc biệt, Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, đây là một lợi thế rất lớn cho ngành du lịch của thành phố. Ngoài ra, vị trí của thành phố Đà Nẵng còn nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng khụng, là một trong những cửa ngừ quan trọng ra biển của Tõy Nguyờn và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma.

Địa hình: Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. Ở khu vực cửa sông Hàn và sông Cu Đê địa hình đáy biển bị phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lòng sông). Khu vực cửa vịnh ra ngoài khơi địa hình nhìn chung là nghiêng thoải về phía đông bắc.

Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phớa nam. Mỗi năm cú 2 mựa rừ rệt: mựa mưa kộo dài từ thỏng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%. Lượng

mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23 – 40 mm/tháng. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng. Mỗi năm, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Với những đặc điểm về khí hậu như vậy, thành phố Đà Nẵng có điều kiện thuận lợi để tổ chức hoạt động du thuyền trên sông Hàn vào thời điểm mùa khô, thời tiết mát, không có gió mạnh, không có mưa.

Thủy văn: Đà Nẵng có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía tây, tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Có hai sông chính là sông Hàn với chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180 km² và sông Cu Đê với chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426 km². Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông khác: sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc,... Các sông đều có hai mùa: mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản.

Không chỉ có sông, Đà Nẵng còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng một bờ biển trải dài. Biển Đà Nẵng là môi trường sống của nhiều loài động vật biển phong phú với trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài và tổng trữ lượng khoảng trên một triệu tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thủy sản).

Đà Nẵng có nhiều bãi tắm đẹp với cảnh quan kỳ thú như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô,.... trong đó bãi biển Mỹ Khê đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển đẹp và quyến rũ nhất hành tinh. Đặc biệt, quanh bán đảo Sơn Trà là vòng cung bờ biển tuyệt đẹp trải dài hàng chục km với những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh du lịch biển.

Tài nguyên du lịch nhân văn Cơ sở hạ tầng

Cảng Tiên Sa là cảng thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng. Năng lực bốc dỡ hàng hoá 4 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận các loại tàu hàng có trọng tải 45.000DWT và các tàu chuyên dùng khác như tàu container, tàu khách, tàu hàng siêu trường siêu trọng. Từ cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)

hiện có các tuyến tàu biển quốc tế đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Sân bay Đà Nẵng được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông - Tây. Công suất phục vụ 6 triệu lượt khách/năm.

Tổng Công ty hàng không Cảng hàng không miền Trung đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga để đạt mức 10 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2020.

Hệ thống đường giao thông không ngừng được mở rộng, với nhiều công trình lớn trên địa bàn thành phố như đường Nguyễn Tất Thành, đường Ngô Quyền, đường Hoàng Sa, đường Trường Sa, cầu Sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước… Hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh, thành bên ngoài có hầm đường bộ Hải Vân, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 1A và sắp tới là đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch và làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung, Việt Nam.

Hệ thống bưu chính - viễn thông: Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính, viễn thông lớn của Việt Nam; là một trong ba điểm kết nối cuối cùng quan trọng nhất của mạng trung kế đường trục quốc gia và điểm kết nối trực tiếp với Trạm cáp quang biển quốc tế SEA-ME-WE 3 với tổng dụng lượng 10Gbps kết nối Việt Nam với gần 40 nước ở Châu Á và Châu Âu. Mạng lưới viễn thông trên địa bàn hiện này gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dụng lượng hơn 40.000 số. Hệ thống kết nối mạng không dây (wifi) đang được triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động với 250 điểm kết nối và người dân có thể sử dụng nhiều dịch vụ tiện ích thông qua hệ thống này.

Hệ thống cấp điện, cấp nước: Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được cung cấp từ lưới điện quốc gia qua đường dây 500 KV Bắc - Nam. Nhà máy nước Đà Nẵng hiện có công suất 120.000m3/ngày đêm. Thành phố đang đầu tư xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên với công suất 120.000m3/ngày đêm, nâng tổng công suất cấp nước lên 325.000m3/ngày đêm vào năm 2020.

Nguồn nhân lực

Lực lượng lao động của Đà Nẵng chiếm gần 50% dân số thành phố. Hàng năm hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Đà Nẵng đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề đáp ứng

nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho thành phố mà còn cho cả khu vực miền Trung.

Di tích lịch sử - văn hóa

Khi nói đến tài nguyên du lịch nhân văn của Đà Nẵng không thể không nhắc đến các di tích lịch sử - văn hóa của thành phố. Đà Nẵng có nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia và thành phố, mang nhiều giá trị lịch sử to lớn. Theo số liệu từ Sở Du lịch thành phố, hiện Đà Nẵng có 18 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 47 di tích xếp hạng cấp thành phố. Các di tích đó phải kể đến như Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn, đình làng Túy Loan, đình làng Hải Châu, Thành Điện Hải, di tích K20… Đây không chỉ đơn thuần là những điểm đến du lịch, thu hút du khách thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa bản địa, mà còn là những nơi mang giá trị to lớn về mặt tinh thần, ẩn chứa nhiều nét văn hóa của người dân địa phương trong suốt quá trình hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng.

Điều kiện về tài nguyên du lịch của sông Hàn

Vị trí: Sông Hàn, tức Hàn Giang bắt đầu ở ngã ba sông, chỗ hợp lưu giữa sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện, tại phường Hòa Cường Nam thuộc quận Hải Châu, cũng là nơi giáp giới với hai quận Cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn. Sông Hàn chảy theo hướng Nam – Bắc, đi qua địa bàn các quận Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà rồi đổ ra vịnh Đà Nẵng với chiều dài khoảng 7,2 km, chiều rộng khoảng 900 – 1.200m. Độ sâu trung bình của sông là 4 – 5m, có cảng sông đủ khả năng tiếp nhận các loại tàu hàng, tàu du lịch có trọng tải 3000 – 4000 tấn, là đầu mối giao thông đường thủy nối với các quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang và các

huyện thuộc tỉnh Quảng Nam. Từ lâu địa danh sông Hàn đã trở nên quen thuộc đối với du khách gần xa, bởi vẻ đẹp cũng như cảnh sắc nơi đây. Sông Hàn, con sông bắt ngang qua trung tâm thành phố, mang hơi thở và sức sống của con người – thiên nhiên nơi đây. Được xem như là linh hồn của thành phố, sông Hàn mang vẻ đẹp tự nhiên mà nồng nàn của một vùng đất được ví như là một thanh niên trẻ đang tràn đầy sức sống, tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết.

Dòng chảy và lưu lượng nước:

Vào thời kì mùa khô, tốc độ dòng chảy ở cửa sông Hàn trong một chu kì triều có sự thay đổi rất phức tạp theo tầng (tầng chuẩn thủy văn): Ở tầng 0.2 H, tốc độ dòng chảy trung bình 0.10 m/s; ở tầng 0.6 H tốc độ dòng chảy trung bình là 0.08 m/s; ở tầng 0.8 H tốc độ dòng chảy trung bình là 0.09 m/s. Tốc độ dòng chảy chủ yếu do dòng triều, lớn nhất (0.25 m/s) là vào thời gian triều lên và thấp nhất vào thời gian triều dừng (lúc chuyển triều)

Vào thời kì mùa mưa, tốc độ dòng chảy ở tầng 0.2 H trung bình khoảng 21.24 m/s; ở tầng 0.6 H trung bình là 29.06 m/s; ở tầng 0.8 H trung bình là 23.64 m/s.

Lưu lượng nước sông chảy ra biển biến đổi theo hai mùa rất khác nhau, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (trung bình 850 m3/s), mùa khô rất thấp (45 m3/s), lưu lượng dòng chảy trung bình 350m3/giây, dòng chảy sông Hàn vắt ngang giữa lòng thành phố, chia đôi đôi bờ, thổi sức mạnh để làm nên sự phát triển cho Đà Nẵng.

Con sông mang vẻ đẹp bất tận, còn được ví như là người con gái dịu dàng làm nên sức mạnh cho chàng thanh niên trẻ để tạo ra những đột phá vượt bậc. Người ta nói rằng Đà Nẵng phát triển như hiện nay là có một phần đóng góp của sông Hàn. Thật vậy, dòng sông không chỉ đặt nền móng cho sự phát triển mà còn như một liều thuốc có tác dụng điều hòa khí hậu mang lại không khí thoáng mát cho một thành phố nằm giữa vùng đất miền Trung khô cằn, đầy nắng và nóng. Với chế độ nước điều hòa quanh năm, sông Hàn tạo nên cho thành phố những vẻ đẹp và bất cứ mùa nào, ngày nào, giờ nào cũng thấy được sự tươi mát, huyền ảo của dòng sông. Ban ngày, dòng sông có tác dụng điều hòa khí hậu, nhưng ban đêm nó tạo cho thành phố vẻ đẹp lung linh đến vô hồn.

Chế độ thủy triều: Thủy triều vùng cửa sông Hàn thuộc chế độ bán nhật triều không đều, biên độ dao động từ 0,8 – 1,2m. Trung bình mỗi tháng có 3 ngày chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều, thời gian còn lại trong tháng chịu ảnh hưởng của

chế độ bán nhật triều không đều. Trong những ngày nhật triều, thời gian triều lên kéo dài đến 18 giờ, ngắn nhất là 12 giờ, trung bình là 13,3 giờ. Thời gian triều xuống dài nhất là 15 giờ, ngắn nhất là 9 giờ, trung bình là 11,5 giờ. Trong những ngày bán nhật triều, thời gian triều lên dài nhất là 9 giờ, ngắn nhất là 2 giờ. Thời gian triều xuống dài nhất là 9 giờ, ngắn nhất là 2 giờ.

Cảnh quan hai bờ sông Hàn: Đã có nhiều công trình vĩ đại bậc nhất của thành phố được đầu tư xây dựng trên sông Hàn và dọc hai bờ sông. Đặc biệt và nổi bật nhất chính là “Tứ đại mỹ kiều” được xem là thương hiệu của du lịch thành phố Đà Nẵng, tức 4 cây cầu bắt ngang qua sông Hàn mang một vẻ đẹp riêng biệt, đồng thời tạo nên nét duyên bởi sự rất riêng, độc đáo của mỗi một cây cầu. Ngoài ra, còn có các công trình độc đáo nằm dọc con sông Hàn như: Tượng cá chép hóa rồng, tòa nhà trung tâm hành chính, cảng sông Hàn, cầu tàu tình yêu, phố đi bộ Bạch Đằng,… Là một nhánh lớn từ thượng nguồn chảy ra biển, dòng sông Hàn từ lâu đã trở thành trung tâm của thành phố Đà Nẵng, góp phần tạo nên sự phát triển của ngành du lịch Đà Nẵng. Nhắc đến thành phố này, chắc hẳn chẳng ai có thể quên nhắc đến con sông Hàn thơ mộng.

1.3.1.2. Chính sách phát triển dịch vụ du thuyền trên sông của thành phố

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du thuyền trên sông Hàn thành phố Đà Nẵng. (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)