Chế độ tạm ứng tiền lương, khấu trừ lương

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 27 - 28)

II. Những khái niệm cơ bản

2.6.Chế độ tạm ứng tiền lương, khấu trừ lương

2. Tiền lương

2.6.Chế độ tạm ứng tiền lương, khấu trừ lương

Trong thực tế, người lao động vì một lý do nào đó phải tạm hoãn, đình chỉ công việc thì người lao động được tạm ứng lương. Quy định này mang tính bảo hộ cho người lao động vì họ chỉ có sức lao động. Chế độ tạm ứng tiền lương được quy định tại điều 67 của Bộ luật Lao động: “ Khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận.”

Các trường hợp được tạm ứng tiền lương:

- Nếu người lao động gặp khó khăn đột xuất về bản thân hoặc gia đình thì có thể dược người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương ít nhất là một tháng. Việc tạm ứng này giải quyết trên cơ sở thỏa thuận. Đây là quy định tùy nghi, không bắt buộc nhưng người sử dụng lao động không được tính lãi đối với số tiền tạm ứng này.

- Trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam do có những vi phạm liên quan đến quan hệ lao động thì người lao động được người sử dụng lao động trả tạm ứng 50% lương theo hợp đồng lao động của tháng liền kề. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng lao động có lỗi thì người lao động được trả đủ lương, còn nếu trường hợp người lao động có lỗi thì không phải hoàn trả lại lương tạm ứng. Nếu lỗi do cơ quan tiến hành tố tụng thì cơ quan đó phải bồi thường cho người lao động 50% lương theo hợp đồng lao động của tháng liền kề và trả

cho người sử dụng lao động số tiền đã tạm ứng cho người lao động. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam do những vi phạm không liên quan đến quan hệ lao động thì người sử dụng lao động không phải tạm ứng tiền lương cho người lao động.

Trong một số trường hợp, người sử dụng lao động được phép khấu trừ lương của người lao động nhưng mức khấu trừ cao nhất không vượt quá 30% tiền lương ( cộng phụ cấp lương nếu có). Người lao động có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình. Trước khi khấu trừ lương, người sử dụng lao động phải thảo luận với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Trên cơ sở tiền lương hàng tháng của người lao động đã trừ khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân ( nếu có) thì người sử dụng lao động sẽ xem xét khấu trừ các khoản đã tạm ứng hoặc khoản bồi thường như sau:

- Khấu trừ để hoàn trả tiền tạm ứng

- Khấu trừ để thực hiện trách nhiệm vật chất bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 27 - 28)