Về phía người lao động

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 98 - 99)

III. Một số kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật về hợp đồng lao độngvà thực

3.Về phía người lao động

Để thực hiện tốt các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động cũng như bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình và với tư cách là người giám sát doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật lao động thì bản thân người lao động có có những trách nhiệm nhất định trong việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ lao động này. Theo đó, người lao động phải thường xuyên tìm hiểu và thực hiện pháp luật như các quy định về tiền lương xem người sử dụng lao động có thực hiện trả lương đúng pháp luật và có thỏa đáng với sức lao động mình bỏ ra hay không, các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, … để đảm bảo và bảo vệ quyền lợi của mình.

Mặt khác, người lao động cũng phải tuân thủ đúng các nội dung trong Nội quy lao động của công ty, các quy trình sản xuất, chỉ đạo sản xuất của Ban lãnh đạo cơng ty từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đồn kết trong tập thể người lao động.

Người lao động cũng cần phải trao đổi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cà phê, hồ tiêu với nhau để cùng nhau vươn lên làm giàu cho quê hương của mình, tạo nên truyền thống tốt đẹp của người dân trong vùng.

Ngoài ra, người lao động cũng nên tìm hiểu và áp dụng các máy móc, thiết bị sản xuất tiên tiến để giảm hao phí lao động cho bản thân mình, nâng cao năng suất lao động cũng như trang bị bảo hộ lao động tự bảo vệ cho bản thân, đảm bảo sức khỏe để tham gia sản xuất.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 98 - 99)